Bánh mì Việt Nam là một món ăn được rất nhiều người yêu thích và cũng đã được ghi lại dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ ẩm thực thế giới, tùy vào điều kiện và nhu cầu ăn uống của mỗi người, thông thường thì một chiếc bánh mì sẽ có mức giá từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng, với mức giá bình dân thì chỉ cần bỏ ra vài nghìn đồng là đã có thể mua được một chiếc bánh mì. Vốn là món ăn có nguồn gốc từ phương Tây du nhập vào thị trường Việt Nam, hầu hết những chiếc bánh mì có nguồn gốc từ nước ngoài khi mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam đều có mức giá khá cao nên rất ít người muốn bỏ tiền ra mua nó để thưởng thức. Tuy nhiên, để xây dựng được các thương hiệu bánh mì riêng biệt của Việt Nam thì đó là cả một quá trình nghiên cứu và sáng tạo không ngừng nghỉ của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh về thị trường bánh mì đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi việc cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các thương hiệu trong nước mà còn với cả thương hiệu nước ngoài. Sự cạnh tranh này thể hiện ở việc, nhiều thương nhân đã thực hiện các hợp đồng nhượng quyền thượng hiệu bánh mì của mình cho nhiều chủ thể khác để thương hiệu bánh mì của mình sẽ được phổ biến rộng rãi và được biết đến nhiều hơn, Vậy việc nhượng quyền thương hiệu bánh mì mang lại những lợi ích gì cho thương nhận? Việc xác lập hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì được thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện nhượng quyền thương hiệu bánh mì
Căn cứ quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005, theo đó có thể hiểu nhượng quyền thương thương hiệu bánh mì chính là nhượng quyền thương mại. Đây là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền thường là bên đã Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, thì theo đó, thương nhân sẽ được phép cấp quyền thương hiệu bánh mì khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
Mặc dù việc nhượng quyền thương hiệu bánh mì sẽ phải xét trên nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên để thực hiện nhượng quyền thương hiệu đảm bảo về mặt pháp lý thì các chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đăng ký kinh doanh;
– Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
– Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:
- Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Theo đó, về bản chất khi chưa được cấp văn bằng sau 18 – 24 tháng nộp hồ sơ thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.
- Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” , nếu nộp trước thì sẽ được ưu tiên. Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới
– Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.
– Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại nghị định 35/2006/NĐ-CP, trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Lưu ý rằng, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.
– Về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
– Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì
Bạn đọc vui lòng tham khảo nội dung hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì theo mẫu dưới đây:
Nhượng quyền thương hiệu bánh mì có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu bánh mì bao gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
– Đối với các giấy tờ sau đây, phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể:
+ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
+ Các văn bản xác nhận về:
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
– Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
– Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về đính chính sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng đại lý thương mại độc quyền cập nhật mới năm 2023
- Thuế suất lũy tiến toàn phần năm 2023 là bao nhiêu?
- Thay đổi nơi thường trú có phải làm lại căn cước công dân gắn chip không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, nên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
– Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
+ Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
+ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
+ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì theo đó, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
– Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
– Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên dự kiến nhượng quyền thương mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.