Chào Luật sư X, hiện nay, nhiều người có vốn tài sản, tiền tích lũy cao thay vì chọn gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh lãi chậm thì sẽ cho các doanh nghiệp mượn tiền để thực dự án đầu tư. Việc này giúp các cá nhân có thể thu lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ từ việc cho vay. Cũng chính vì thế tôi muốn thử cho doanh nghiệp khác vay tiền nhưng không rõ các quy định hiện nay về vấn đề này như thế nào? Hợp đồng mượn tiền cá nhân với công ty năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty là gì?
- Hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty là bằng chứng pháp lý quan trọng bởi nếu không có các bằng chứng này thì việc cho vay, cho mượn rất khó để được pháp luật bảo vệ. Trừ trường hợp việc cho vay tiền được thực hiện thông qua chuyển khoản, ghi rõ nội dung chuyển khoản là cho vay, cho mượn.
- Hợp đồng cho vay tiền nhằm giúp các bên vay tiền và cho vay tiền tránh những tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay, cho mượn chủ yếu là tiền hoặc tài sản nếu các bên không lập thành văn bản quy định cụ thể về các nội dung như: Số tiền cho vay là bao nhiêu? Lãi suất cho vay? Thời hạn phải trả,…
Công ty có được vay tiền của cá nhân hay không?
Theo Điều 194 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu như sau:
“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”
Bên cạnh đó tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản có quy định:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc cho vay tài sản giữa các bên. Theo đó không có quy định nào về điều kiện của các chủ thể vay và cho vay tài sản. Theo đó cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty vay tài sản (tiền) nếu việc vay này được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật về vay tài sản.
Công ty bao gồm công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần. Các loại hình công ty đều có tư cách phép nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
Công ty với tư cách là một pháp nhân, nhân danh chính mình thực hiện giao dịch vay tài sản với cá nhân và chịu trách nhiệm về việc vay này bằng tài sản của công ty.
Việc vay tiền của các loại hình công ty như sau:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trường hợp Công ty TNHH hai thành viên trở lên vay tiền của cá nhân, giao dịch vay tiền giữa công ty với các cá nhân sau phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
- Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; Người có liên quan của những người này.
- Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; Người có liên quan của những người này.
Trong đó, người liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp nêu tại khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Tại nội dung bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ vấn đề công ty vay tiền của cá nhân, do vậy, người liên quan bao gồm các cá nhân sau:
- Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
- Người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
- Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
- Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
- Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
- Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của: công ty mẹ; công ty con; tổ chức hoặc nhóm tổ chức chi phối hoạt động của doanh nghiệp công ty.
Công ty TNHH một thành viên
Đối với Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, nếu Điều lệ công ty không có quy định gì khác, hợp đồng vay tiền của công ty với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:
- Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
- Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Người có liên quan của những người này;
- Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó; Người có liên quan của những người này;
Hợp đồng với những người nêu trên chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
- Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
- Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần, việc vay tiền của công ty với các cá nhân sau cần phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
- Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.
- Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng vay có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng, giao dịch vay có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó; Hợp đồng, giao dịch vay có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác tại Điều lệ công ty.
Hồ sơ vay vốn giữa công ty với cá nhân năm 2023
Các giấy tờ cần thiết và hồ sơ thủ tục khi công ty vay tiền cá nhân, bao gồm:
Hợp đồng vay mượn tiền giữa hai bên
- Doanh nghiệp và bên cho vay phải thỏa thuận với nhau ít nhất về số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất, Thỏa thuận đó chính là hợp đồng vay. Về mặt nội dung, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Pháp luật không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức của hợp đồng này nên các bên xét theo nhu cầu mà có thể lập hợp đồng thành văn bản và công chứng nó.
- Chứng minh thư của cá nhân;
- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi vay (Nếu cá nhân cho vay có tính lãi).
- Biên bản kiểm kê tiền mặt (kiểm đếm số lượng).
Hợp đồng mượn tiền cá nhân với Công ty năm 2023
Cách viết hợp đồng mượn tiền cá nhân với Công ty năm 2023
- Tên hợp đồng phải thể hiện được đây là hợp đồng vay tiền giữa ai và công ty nào
- Điền đầy đủ thông tin của các bên (bên vay và bên cho vay)
- Thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản như lãi xuất, biện pháp bảo đảm,…
- Đảm bảo các điều khoản thỏa thuận không được trái pháp luật
- ký rõ họ tên người cho vay; đối với công ty cho vay thì phải đúng người đại diện pháp luật nếu không phải là người đại diện công ty thì phải có giấy ủy quyền chứng minh
Một số lưu ý khi công ty vay vốn từ cá nhân hiện nay
Để thực hiện giao dịch vay vốn giữa công ty và cá nhân diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ đưa ra một số lưu ý khi công ty vay vốn từ cá nhân:
- Thứ nhất, Vấn đề về lãi suất. Căn cứ theo Khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định theo đó lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Thứ hai, Căn cứ theo hướng dẫn của cơ quan thuế, trong trường hợp công ty vay vốn cá nhân để thực hiện phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh thì chi phí lãi vay chỉ được hạch toán không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Doanh nghiệp có thể lấy chi phí lãi vay cao hơn, nhưng lãi vay này không được khấu trừ thuế và điều này đem lại nhiều rủi ro.
- Thứ ba, Trường hợp doanh nghiệp vay tiền của cá nhân thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về phương thức chuyển – nhận tiền sao cho thuận tiện.
- Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp vay tiền của doanh nghiệp khác thì các bên không được phép trao nhận tiền mặt với nhau mà phải chuyển khoản vay qua ngân hàng hoặc dùng phương thức khác không dùng tiền mặt. Vì vậy, trong trường hợp này, bộ hồ sơ vay tiền giữa các doanh nghiệp phải có thêm Giấy ủy nhiệm chi của ngân hàng hoặc chứng từ khác chứng minh thanh toán không dùng tiền mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng mượn tiền cá nhân với Công ty năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định theo đó lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm hiện tại;
Phải góp đầy đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của Doanh nghiệp;
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5%
Các hồ sơ thực hiện vay tiền: Hợp đồng, chứng từ thanh toán, biên bản kiểm kê…
Theo quy định trên thì công ty được phép vay tiền mặt của cá nhân để phục vụ cho hoạt động của công ty.
Theo Nghị Định 222/2013/NĐ-CP tại Điều 6, Khoản 2 quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:
“2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
Bên cạnh đó theo Khoản 1 Diều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
“1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”
Căn cứ theo quy định trên thì:
– Doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác vay và trả nợ vay thì không được dùng tiền mặt mà phải sử dụng các hình thức thanh toán như sau:
Thanh toán bằng Séc;
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Do đó việc vay tiền giữa cá nhân và công ty thì không bắt buộc về hình thức giao dịch mà có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào theo quy định pháp luật theo sự thoả thuận của các bên: dùng tiền mặt hoặc các hình thúc chuyển khoản khác.
Doanh nghiệp vay vốn cá nhân thì sẽ không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.