Khi tham gia vào thị trường lao động thì hợp đồng lao động là vấn đề được cả người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện và khả năng để hiểu hết các quy định của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng lao động là gì? Hình thức của hợp đồng lao động có những gì và nội dung của nó ra sao,… Để hiểu rõ hơn về nội dung này Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Hợp đồng lao động được quy định trong luật như thế nào”
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Các loại hợp đồng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ Bộ luật Lao động 2019, có 02 loại hợp đồng lao động sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng lao động được quy định trong luật như thế nào
Những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Lưu ý: Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
Có bắt buộc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản?
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trong 04 trường hợp sau:
– Hợp đồng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động được giao kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Các trường hợp còn lại thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Người lao động có thể ký cùng lúc nhiều hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trường hợp này thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất rõ: Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động.
Ngoài ra, khi thực hiện hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
– Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng lao động được quy định trong luật như thế nào“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2022
- Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự năm 2022
- Công chứng hợp đồng ủy quyền sử dụng đất như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động.
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động.
– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động.
Đối với hành vi người lao động tự ý thôi việc mà không viết đơn là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019:Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp này, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật mà không bồi thường cho NSDLĐ và hoàn trả chi phí đào tạo thì có thể bị khởi kiện để buộc trả phải lại số tiền trên.