Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, để hợp đồng có hiệu lực đem lại hiểu quả nhất, các bên cần nắm rõ nội dung của hợp đồng. Bộ luật lao động 2019 ra đời có nhiều điểm mới, theo đó hợp đồng cũng cần chú ý nhiều điểm. Những điểm cần chú ý sẽ được Luật Sư X đưa ra sau đây.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động là gì ?
HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
HĐLĐ được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện; bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện HĐLĐ các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của HĐLĐ. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động; thì người lao động có quyền ký mới
Loại hợp đồng lao động
HĐLD sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- HĐLĐ không xác định thời hạn.
- HĐLĐ xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Hình thức hợp đồng lao động
BLLĐ 2019 tiếp tục ghi nhận 02 hình thức của hợp đồng theo quy định hiện nay là bằng lời nói; và bằng văn bản. Bên cạnh đó, Bộ luật này đã bổ sung thêm hình thức HĐLĐ điện tử.
Bên cạnh đó; đối với BLLĐ 2012 giao kết HĐLĐ bằng lời nói áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.
Còn ở khoản 2 Điều 14 BLLĐ 2019: “Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18; điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Nội dung của hợp đông lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên; chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của HĐLĐ;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh; hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Nội dung thử việc
Nội dung thử việc có thể được quy định trong HĐLĐ
BLLĐ 2019 cho phép thỏa thuận nội dung thử việc; ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điều 24 Bộ luật này.
Bổ sung quy định thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp; theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý; sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp (khoản 1 Điều 25 BLLĐ 2019).
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lđ không cần lý do
Với người sử dụng lao động
Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ Luật lao động 2019; NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do; chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước sau đây; (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước theo luật định):
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn; có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc; nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành; nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với người sử dụng lao động
Nhằm cân bằng quyền lợi cho cả người lao động; và người sử dụng lao động trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ; tại Điều 36 BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ được coi là hợp pháp:
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh; giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề; xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Bên cạnh đó,;khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 36 ; thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Thời hạn thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt HĐLĐ
Theo quy định mới (Điều 48 BLLĐ 2019), trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (BLLĐ 2012 là 07 ngày); hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trừ một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 nhưng không được quá 30 ngày.
Xem thêm : Xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản mới nhất hiện nay
Trên đây là tư vấn của luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể; trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
BLLĐ 2019 tiếp tục ghi nhận 02 hình thức của hợp đồng theo quy định hiện nay là bằng lời nói; và bằng văn bản. Bên cạnh đó, Bộ luật này đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử.
Hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.