Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh thì cá nhân, pháp nhân có thể hợp tác với nhau bằng một hợp đồng hợp tác để cùng nhau sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở nội dung của hợp đồng để xác định quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về mẫu hợp đồng hợp tác.
Căn cứ pháp lý
Mẫu hợp đồng hợp tác là gì?
Tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”
Đặc điểm của mẫu hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thoả thuận, mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng .
Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thoả thuận và do pháp luật quy định. Ngoài ra, là hợp đồng không có đền bù, bởi lẽ sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.
Đại diện và trách nhiệm dân sự của các thành viên hợp tác trong giao dịch dân sự
Đại diện của các thành viên hợp tác
Nhóm hợp tác không có tư cách pháp nhân, do vậy không có người đại diện theo pháp luật, cho nên khi tham gia vào các giao dịch thì các thành viên phải cử người đại diện. Việc cử người đại diện theo ủy quyền có thể lập thành văn bản hoặc có thể biểu quyết theo quy định của pháp luật về đại diện (Điều 508 Bộ luật Dân sự 2015).
Trường hợp các thành viên không cử người đại diện thì phải trực tiếp tham gia giao dịch với tư cách là một bên của giao dịch, cũng có các quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc xác lập, thực hiện giao dịch.
Các giao dịch do người đại diện theo ủy quyền hoặc do tất cả các thành viên xác lập làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tất cả các thành viên hợp tác. Trường hợp người đại diện theo ủy quyền không thực hiện thì các thành viên phải cùng nhau thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó hoặc các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ do người đại diện đã xác lập.
Trách nhiệm dân sự của nhóm hợp tác
Khi người đại diện theo ủy quyền hoặc tất cả các thành viên tham gia giao dịch mà không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì các thành viên của nhóm hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự của nhóm hợp tác là trách nhiệm chung bằng toàn bộ tài sản của nhóm hợp tác. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình vào nhóm hợp tác (Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015).
Tải xuống hợp đồng hợp tác
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng hợp tác”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Bảo hộ bản quyền tác giả ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các thành viên trong Hợp đồng hợp tác có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
– Theo điều kiện đã thỏa thuận trong Hợp đồng hợp tác;
– Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Khi thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp. Ngoài ra, họ còn được chia phần tài sản trong khối tài sản chung; đồng thời, phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Hợp đồng hợp tác chấm dứt nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:
– Theo thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;
– Hết thời hạn hợp tác;
– Mục đích hợp tác đã đạt được;
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.