Hiện nay do nhu cầu thuê mướn nhân viên, người lao động để sản xuất trong mùa cao điểm, giới thiệu hay bán sản phẩm theo thời vụ thu hoạch của các công ty là nhu cầu rất phổ biến. Tình trạng này đã làm xuất hiện trường hợp doanh nghiệp ký với người lao động những hợp đồng dưới 1 tháng. Vậy thì việc ký kết ” Hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không”?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi thấy ở làng tôi có rất nhiều người đi làm công nhân thời vụ, những người này đều chỉ được công ty kí kết hợp đồng lao động dưới 1 tháng. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp lý hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không ạ?. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thuê lao động làm việc dưới 1 tháng thì giao kết hợp đồng thế nào?
Theo quy định của Bộ Luật Lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động; Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản; đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không còn nội dung về hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng. Điều 20 Bộ luật này quy định có 2 loại hợp đồng là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trong đó:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về hình thức giao kết của hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng. Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 1 tháng hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (không bắt buộc giao kết bằng văn bản).
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có phải lập thành văn bản không?
Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Theo đó, với hợp đồng lao động lao động dưới 1 tháng, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận miệng mà không cần lập hợp đồng giấy hoặc thông qua dữ liệu điện tử, trừ trường hợp:
– Ký hợp đồng với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua 01 người ủy quyền trong nhóm.
– Thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi.
– Thuê người lao động giúp việc gia đình.
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được ký mấy lần?
Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động dưới 1 tháng thuộc loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Khi hợp đồng này hết hạn, nếu các bên vẫn có nhu cầu tiếp tục thực hiện công việc thì phải tiến hành ký hợp đồng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động nắm 2019:
– Ký hợp đồng mới trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động dưới 1 tháng hết hạn:
+ Được ký tiếp 01 lần hợp đồng có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 01 tháng với những trường hợp sau:
- Thuê người làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Thuê người lao động cao tuổi.
- Thuê người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Thuê người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kì.
– Không ký hợp đồng mới mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc: Sau 30 ngày, hợp đồng lao động dưới 1 tháng trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Như vậy, với hầu hết người lao động, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng dưới 1 tháng 02 lần.
Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như người lao động cao tuổi, lao động nước ngoài, người được thuê làm giám đốc trong doanh nước, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động thì được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc gồm:
+, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+, Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+, Cán bộ, công chức, viên chức;
+, Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+, Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+, Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+, Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+, Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH: Nếu thời gian làm việc dưới một tháng sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu thời gian làm việc từ đủ một tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
[…]
Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:
– Người lao động: Đóng 8% tiền lương.
– Người sử dụng lao động:
+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.
+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã ghi nhận về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
[…]
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm, hằng tháng, các bên sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:
– Người lao động đóng 8% tiền lương.
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; trích lục khai sinh bản chính; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; Quy định tạm ngừng kinh doanh; giải quyết ly hôn nhanh; văn phòng dịch vụ thám tử; Công chứng tại nhà; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham bảo hiểm y tế. Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, còn người lao động phải đóng 3% vào quỹ bảo hiểm y tế. Trường hợp ký hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế theo quy định này.
Khi ký hợp đồng lao động để làm công việc thời vụ, các bên phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản trong các trường hợp sau:
– Thuê người lao động làm từ đủ 01 tháng trở lên.
– Thuê người lao động dưới 15 tuổi căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019.
– Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình căn cứ theo khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019.
– Ký hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019.
Với những hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng, người lao động hay người sử dụng lao động đều có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khá dễ dàng. Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng: Chỉ cần báo trước cho doanh nghiệp trước 03 ngày làm việc.