Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi bạn tiến hành thế chấp nhà; đất; xe ô tô cho các khoản vay tại các ngân hàng; thì phía ngân hàng và bạn sẽ tiến hành quá trình thẩm định giá trị tài sản thế chấp. Và khi thẩm định giá trị tài sản thế chấp của bạn thì mỗi bên là bạn; ngân hàng; bên dịch vụ thẩm định giá sẽ ký kết một hợp đồng; là hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thẩm định giá tài sản là gì?
Thẩm định giá tài sản hay còn có tên gọi khác là thẩm định giá.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Giá 2012 thì:
15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Điều kiện thành lập và hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 38 Luật Giá 2012 thì:
– Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần thẩm định giá tài sản
Theo quy định tại 306 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
– Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm; hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
– Trường hợp không có thỏa thuận định giá tài sản như thế nào; thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
– Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
– Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại; nếu có hành vi trái pháp luật; mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Phạm vi hoạt động thẩm định giá của ở nước ta
Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:
– Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
– Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;
– Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;
– Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tài sản
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá tài sản:
- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
- Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
- Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
- Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
- Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước; và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tài sản:
- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
- Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
- Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
- Thực hiện chế độ báo cáo;
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mới năm 2022
Sau đây là mẫu hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mới năm 2022. Mờ bạn xem trước và tải xuống tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ; mà các bên đã thỏa thuận;
Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
Trường hợp khác do luật quy định (ví dụ thoả thuận)
– Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
– Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
– Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
– Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.