“Thưa luật sư, hiện tại tôi gần 30 tuổi vẫn chưa muốn lấy chồng nên bố mẹ tôi luôn gán ghép tôi với người khác. Vừa rồi, vì thấy bố mẹ cứ giục nên tôi cũng chiều lòng. Cuối cùng tôi cũng đi đến kết hôn với người tôi xem mắt. Tuy nhiên chúng tôi có hợp đồng với nhau rằng sau 1 năm sẽ ly dị. Tôi muốn hỏi điều này có vi phạm pháp luật hay không?”
Con người sinh ra đã được ban cho vô vàn sự ưu ái. Đó là được phép vui cười, có cảm xúc, biết yêu thương,… Hơn nữa con người còn có những quyền riêng tư của chính mình. Con người ta gặp gỡ, nảy sinh tình cảm rồi kết hôn và ly hôn. Đây là quy luật tất yếu và cũng chính là hình thức của dạng hôn nhân tự nguyện. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người hiểu sai về hôn nhân tự nguyện là gì và dẫn đến những sai lầm trong hôn nhân. Vậy hôn nhân tự nguyện là hôn nhân xuất phát từ đâu? Mời bạn xem ở Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Khái niệm hôn nhân tự nguyện
– Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Đây cũng là khái niệm mà luật Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định tại khoản 6 Điều 8.
– Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Khoản 5 Điều 3 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quạn hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”.
– Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Khoản 14 Điều 13 thì “Li hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
– Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong số 5 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Nguyên tắc của hôn nhân tự nguyện
Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn nhân; cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên nam nữ. Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa; thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn lại thực sự cần thiết.
Thứ nhất, quyền tự do, tự nguyện trong kết hôn; tức là nam và nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định được kết hôn; và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện mà không bị ép buộc, cản trở.
Thứ hai, khi đã kết hôn thì vợ chồng có quyền tự do; bình đẳng đến tất cả các vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình…
Thứ ba, tự nguyện trong hôn nhân là sự tự nguyện, tự do; và bình đẳng trong việc giải quyết chấm dứt việc kết hôn. Tức là không được có bất cứ sự phân biệt đối xử ép buộc đối với bất kỳ bên trong các vấn đề như cơ sở; và các thủ tục ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái…
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác; Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện; tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trên cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hôn; cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật.
Hôn nhân tự nguyện qua chế định kết hôn và ly hôn
- Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn tự nguyện:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
…
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
…
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn; và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên không chịu tác động của bên kia; hay bất kì người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí. Sự tự nguyện kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau; cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của 2 người; đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn.
Do đó, những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật cấm họ kết hôn. Ngoài ra các trường hợp tảo hôn; hôn nhân hợp đồng, bạo lực gia đình của sẽ bị xử lý theo pháp luật quy định.
- Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn cũng là một dạng hôn nhân tự nguyện:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, trong 2 bên đều thuận tình, tự nguyện ly hôn thì việc giải quyết ly hôn khá đơn giản và nhanh chóng.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Trong pháp luật là quy định rõ ràng dù là kết hôn hay ly hôn cũng là những điều tự nguyện. Không một ai có quyền được phép can thiệp để ép kết hôn hay ly hôn.
Tục cướp vợ trong hôn nhân là gì?
Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây – Ðông Bắc. Cướp vợ” – một phong tục lâu đời của đồng bào dân tộc Mông thường diễn ra vào mùa xuân. Chàng trai Mông đến chợ, nếu bắt gặp một cô gái; và cảm thấy ưng liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người đã có tình ý từ trước thì việc này diễn ra đơn giản. Cô gái sau một hồi chống cự lấy lệ sẽ để chàng trai đưa về nhà… sống thử. Sau đó chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.
Sau này, người ta lợi dụng hình thức này để cưỡng ép người khác. Theo quy định của pháp luật thì đây là những điều sai trái. Theo nghị định 126/2014/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều; và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình; thì việc áp dụng phong tục tập quán phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định:
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
“II. Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng
…Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ”
Đối với tục cướp vợ bản chất của việc cướp vợ là khi trai gái đã ưng; họ sẽ về báo cáo với gia đình hai bên. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, nhà trai sẽ mời ông mối sang nhà gái thưa chuyện rồi làm lễ dạm hỏi; lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới (đón dâu).
Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau; mà không lấy được nhau, chủ yếu là cha mẹ cô gái không đồng ý. Vậy nên tục kéo vợ là giải pháp hữu hiệu cho họ. Như vậy, nếu như trong trường hợp này; thì việc xác lập quan hệ vợ chồng vẫn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ.
Tuy nhiên sẽ có nhiều chàng tải lợi dụng luật tục này mà “cướp vợ” thực sự; khi phía bên cô gái hoàn toàn không có sự tự nguyện và bị khống chế; miễn cưỡng bởi sức mạnh của phái nhà trai. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp cụ thể; mà tòa án sẽ xem xét có hủy việc kết hôn hay không khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Cách viết tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhanh
- Dịch vụ trích lục đăng ký kết hôn nhanh chóng
- Xác nhận tình trạng hôn nhân để bán nhà
- Xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì?
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Hôn nhân tự nguyện là hôn nhân xuất phát từ” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về quy định tạm ngừng kinh doanh; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với những trường hợp kể trên.
Lỗi là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là người có hành vi xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ – nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ. Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước.