Trong Luật giao thông đường bộ quy định người đủ 18 tuổi trở lên; mới được tham gia điều khiển các loại xe cơ giới trên 50 phân khối. Còn từ đủ 16 tuổi trở lên được tham gia lái xê dưới 50 phân khối. Vậy trong trường hợp học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Và cần bồi thương thiệt hại do tai nạn giao thông như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!
Xin chào Luật sư X, con tôi đang học lớp 10, vì trường học và nhà cách xa tới 10 cây số. Mà gia đình tôi cũng đều phải đi làm nên không thể đưa đón con đi học. Vì thế, tôi và chồng tôi quyết định mua cho cháu chiếc xe máy 50 phân khối để thuận tiện cho việc chủ động đi học. Tuy nhiên, mới gần đây khi đi học về con tôi mất lái đâm vào người đang đi xe đạp khiến cho người đ xe đạp bị gãy tay.
Luật sư cho tôi hỏi bây giờ con nhà tôi có bị xử phạt gì không? Và gia đình tôi có phải bồi thường những gì? Nhà trường có trách nhiệm trong vấn đề này không ạ?
Mong Luật sư giúp đỡ, tôi cảm ơn Luật sư!
Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Chúng tôi cảm ơn câu hỏi của chị, để biết được con bị sẽ phải chịu xử phạt như thế nào? Phải bồi thường ra sao thì cần phải xem lỗi ở đây được xác định như thế nào! Vậy học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Tai nạn giao thông được hiểu như thế nào?
Tai nạn giao thông hay còn gọi là va chạm giao thông được hiểu là những sự va chạm, gây thương tích; hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm; có thể là va chạm với một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường; hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc tòa nhà.
Bao nhiêu tuổi thì được đi xe máy?
Theo quy định Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe; quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Theo như quy định trên thì tối thiểu phải là người đủ 16 tuổi mới được lái xe.
Tuy nhiên, nên lưu ý ở độ tuổi này thì chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Các trường hợp khác khi cho trẻ lái xe khi chưa đủ tuổi; chưa đủ các giấy tờ cần thiết sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu con anh chị đang học lớp 10 và đủ 16 tuổi nên đủ điều kiện để lái xe máy dưới 50 phân khối. Còn trường hợp con chị học lớp 10 nhưng chưa đủ 16 tuổi; thì trong trường hợp này con chị sẽ bị xử phạt với lỗi chưa đủ tuổi tham gia lái xe.
Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?
Theo quy định hiện hành mức phạt đối với người lái xe khi chưa đủ tuổi được quy định. Cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
- Phạt tiền từ 1,2 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; điều khiển xe ô tô gây tai nạn, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
Do đó, với trường hợp của con chị nếu chưa đủ 16 tuổi lái xe sẽ bị xử phạt cảnh cáo.
Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Căn cứ tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; quy định như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì:
- Nếu còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
- Nếu gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại.
Song, trong trường hợp trường học có thể chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường.
Theo đó, nếu học sinh gây tai nạn giao thông khi đang ở trường; và việc gây tai nạn là do trường học có lỗi trong quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về nhà trường.
Các trường hợp còn lại thì sẽ do cha, mẹ hoặc chính người học sinh đó phải bồi thường.
Đối chiếu với tình huống trên, con của anh chị gây tai nạn là đang trên đường đi học về; Trách nhiệm của nhà trường chỉ trực tiếp quản lý khi con chị học tập tại trường; đồng nghĩa với việc hết giờ học khi học sinh ra về nhà trường sẽ không phải là trực tiếp quản lý cháu nữa.
Theo đó, trách nhiệm bồ thường sẽ thuộc về cháu và gia đình chị.
Bồi thường thiệt hại về sức khỏe của người bị tai nạn giao thông
Bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị tai nạn trong thời gian điều trị
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn phải gánh chịu
- Những tổn thất về tinh thần và tổn thất khác.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng của người bị tai nạn giao thông
Học sinh gây tai nạn giao thông sẽ phải chịu bồi thường về tính mạng nếu làm người bị tai nạn giao thông chết.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị tai nạn
- Các chi phí khi sức khỏe bị thiệt hại
Như vậy, con của anh chị sẽ phải bồi thường những tổn thất về sức khỏe; bao gồm khám chữa và điều trị về việc gãy tay của người bị tai nạn. Những chi phí hợp lý về tổn thất tinh thần và hệ quả về sau nếu có. Trường hợp con anh chị không có tài sản; thì anh chị là người địa diện pháp luật của cháu phải chịu bồi thường những khoản này.
Học sinh gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ngoài những khoản phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông; thì người gây ra tai nạn sẽ phải chịu xử lý hành chính:
Theo Nghị định 100/2019NĐ-CP sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; đối với hành vi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi giao xe.
Thậm chí trong một số trường hợp, nếu gây thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; còn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102 Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
Học sinh đánh nhau có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi đánh nhau; hoặc xúi giục người khác đánh nhau. Thậm chí có thể bị xử phạt hình sự nếu mức độ xam phạm tới sức khỏe, tính mạng của người khác, Bên cạnh đó, còn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Gia đình cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau:
Giấy khai sinh của trẻ bị thiệt hại (Nếu mất thì cần đến Ủy ban Nhân dân nơi mình sống để yêu cầu trích lục giấy khai sinh)
Thẻ học sinh
Giấy tờ, tà liệu hóa đơn nhập viện, thuốc thang
Giấy chứng thương.
Giấy ra viện.
Giấy chứng nhận phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án.
Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản
Và các chi phí khác
Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu Làm chết người.