Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật về bảo hiểm, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là con tôi hiện nay học lớp 2, do dạo gần đây cháu liên tục ói, không ăn được gì nên gia đình muốn cho cháu đi khám sức khỏe. Tôi thắc mắc không biết rằng khi học sinh đi khám bệnh cần những giấy tờ gì? Và mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay được quy định ra sao? Mong luật sư tư vấn giải đáp giú tôi, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Luật sư X, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
Học sinh đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) được biết đến là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Và khi đi khám chữa bệnh, người thăm khám sẽ cần đem theo những giấy tờ để chứng minh mình tham gia bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.”
Và Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.”
Như vậy, theo quy định trên, thì con bạn là học sinh khi đi khám bệnh cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế có dán ảnh; nếu thẻ của con bạn không dán ảnh thì cần mang theo có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với học sinh là bao nhiêu?
Bảo hiểm y tế là chế độ xã hội mà nhà nước hỗ trợ người dân khi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước nên khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được hưởng trực tiếp các quyền lợi liên quan đến việc thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh. Ngày nay để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thì quy định về quyền lợi được hưởng cũng được nâng cao và thiết thực hơn, pháp luật quy định chi tiết về mức hưởng BHYT.
Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định mức hưởng như sau:
– Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
…
Do đó, nếu bạn dẫn con đến khám chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh.
Dùng hình của mình dán vào bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh có được không?
Bên cạnh việc quy định những quyền lợi, mức hưởng… khi tham gia bảo hiểm y tế thì pháp luật cũng quy định chặt chẽ những điều bị nghiêm cấm. Trên thực tế xuất hiện nhiều trường hợp dùng hình của mình dán vào bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh. Vậy điều này có bị nghiêm cấm hay bị xử phạt hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu:
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
– Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
– Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
– Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Hành vi dùng hình của mình dán vào bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh được xem là một hành vi giả mạo hồ sơ, bảo hiểm y tế là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Học sinh đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Có thể bạn quan tâm
- Khi nào được hưởng chế độ tử tuất?
- Chồng chết vợ được hưởng chế độ gì?
- Quy định về chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ:
Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Theo đó, người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Đặc biệt, với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian cấp thẻ BHYT mới là không quá 02 ngày.
Do vậy, để được giải quyết nhanh chóng, người dân, cơ quan quan tiếp nhận hồ sơ (không phải cơ quan BHXH) phải nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bạn có thể thực hiện tra cứu bằng 3 cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội
Cách 2. Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
BH{dấu cách}THE{dấu cách}Mã thẻ BHYT gửi 8079
Cách 3. Tra cứu bằng ứng dụng VssID
Theo quy định, tùy vào đối tượng mình tham gia mà người dân cần đến các địa điểm sau:
Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp; cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.