Có thể thấy, việc các bạn học sinh nô đùa tại trường gây thương tích là điều khó tránh khỏi. Vậy nếu học sinh đánh nhaugây thương tích thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về ai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Chúng ta biết rằng việc học sinh đánh nhau gây gổ đánh nhau tại trường học là điều khó có thể tránh khỏi. Vậy nếu chẳng may trẻ đánh bạn gây thương tích thì sẽ xử lý như thế nào? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính
Hành vi Học sinh đánh nhau không gây các tỉ lệ thương tích được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị xem là tội phạm và sẽ bị xử phạt hành chính
Hành vi đánh người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:
Hành vi Mức phạt:
- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác 100.000 đồng đến 300.000 đồng
- Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
- Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Do đó, Học sinh đánh nhau có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi đánh nhau; hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
Học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự:
Bên cạnh đó, tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh; mà trẻ đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Với Học sinh đánh nhau từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này
Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường.
Còn nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi; mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật; thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trường hợp đối với học sinh có hành vi vi phạm, nhà trường đã xử lý nghiêm, như: khiển trách, cảnh cáo, thông báo đến phụ huynh học sinh để có biện pháp cùng giáo dục….
Song, học sinh vẫn vi phạm thì trường hợp này nhà trường không có lỗi trong việc quản lý học sinh, vì vậy cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do học sinh đó gây ra.
Còn con bạn là do các cháu đùa nghịch, việc cháu bị bạn cùng lớp xô ngã chỉ là vô tình.
Nếu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì việc bồi thường thiệt hại cho con của bạn cũng như: việc chi trả các khoản chi phí khám; chữa bệnh cho con bạn sẽ do cha, mẹ; hoặc người giám hộ của bạn cùng lớp đó chịu trách nhiệm.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được yêu cầu bồi thường?
Gia đình cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh của trẻ bị thiệt hại (Nếu mất thì cần đến Ủy ban Nhân dân nơi mình sống để yêu cầu trích lục giấy khai sinh)
- Thẻ học sinh
- Giấy tờ, tà liệu hóa đơn nhập viện, thuốc thang
- Giấy chứng thương.
- Giấy ra viện.
- Giấy chứng nhận phẫu thuật.
- Hồ sơ bệnh án.
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản
- Và các chi phí khác
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102 Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
– Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu) với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp hoặc in phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến;
– Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
Bản sao sổ hộ khẩu (không cần chứng thực kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy xác nhận cư trú tại địa phương.
Theo điều 586 Bộ luật dân sự 2015:
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì:
– Nếu còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
– Nếu gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, nếu trường học có thể chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường.