Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hành Chính

Hoạt động của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng 12 19, 2021
in Luật Hành Chính
0

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Thanh tra là gì?
  3. Giám sát là gì?
  4. Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra
  5. Cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là gì?
  6. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
  7. Hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là gì?
  8. Đối tượng thanh tra, giám sát
  9. Nguyên tắc tiến hành thanh tra giám sát ngân hàng
  10. Phương thức hoạt động thanh tra, giám sát
  11. Câu hỏi liên quan

Trong những năm qua, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  được ghi nhận có nhiều đổi mới; ngày càng hoàn thiện về hệ thống pháp lý; tăng cường về số lượng và chất lượng các cuộc thanh tra giám sát; đóng góp vào công cuộc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng; góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới; phát triển của ngành Ngân hàng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính. Vậy, hoạt động của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật ngân hàng 2010
  • Luật thanh tra 2010
  • Thông tư 08/2017/TT-NHNN

Nội dung tư vấn

Thanh tra là gì?

Thanh tra  được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Xem thêm:

Giám sát là gì?

Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra

Nhằm đảm bảo vai trò hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; phát huy tính dân chủ và bảo vệ quyền; lợi ích của cơ quan; tổ chức; cá nhân, Luật thanh tra 2010 đã quy định rõ các nguyên tắc của hoạt động thanh tra tại điều 7 luật này, cụ thể:

  • Tuân theo pháp luật;
  • Đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực,công khai, dân chủ, kịp thời;
  • Không trùng lặp về phạm vi; đối tượng; nội dung; thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
  • Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan; tổ chức; cá nhân là đối tượng thanh tra.

Cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là gì?

Theo khoản 1 điều 7 Nghị định 26/2014/NĐ-CP và Nghị định 43/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2014/NĐ-CP:

“Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”

Xem thêm: Tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu?

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

“Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng tại trụ sở chính và các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng.” theo khoản 2 điều 7 Nghị định 26/2014/NĐ-CP.

Hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước là gì?

Theo khoản 11 điều 6 Luật NHNN 2010 :

“Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.”

Theo khoản 12 điều 6 Luật NHNN 2010:

“Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Đối tượng thanh tra, giám sát

Theo Điều 52 và Điều 56 Luật ngân hàng 2010 quy định:

“Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.”

“Đối tượng giám sát ngân hàng:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.”

Nguyên tắc tiến hành thanh tra giám sát ngân hàng

Theo Điều 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP và Nghị định 43/2019/NĐ-CP:

1. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

3. Thanh tra ngân hàng được tiến hàng theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.

4. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

5. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.

6. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

7. Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng; phân cấp thẩm quyền trong thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng.

9. Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Phương thức hoạt động thanh tra, giám sát

Phương thức thanh tra

Căn cứ khoản 2 Điều 15  Nghị định 26/2014 NĐ-CP

Thanh tra theo kế hoạch: được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;Thanh tra đột xuất :được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

Phương thức giám sát

Căn cứ khoản 2 điều 23 Nghị định 26/2014 NĐ-CP

 Giám sát ngân hàng được tiến hành thông qua giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô.

Giám sát an toàn vi mô: Là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ , được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng; đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình; công cụ, tiêu chuẩn và các kĩ năng phân tích tài chính, hoạt động ;đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro; vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng

Giám sát an toàn vĩ mô: Là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các NHTM được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động ; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp; công cụ; quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các NHTM; báo cáo định kì hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.

  • Thủ tục sao kê tài khoản ngân hàng online gồm những gì?
  • Có thể lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm không?
  • Thanh tra về lao động không cần báo trước trong trường hợp nào? 

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hoạt động của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi liên quan

Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng là một dạng tài sản tại ngân hàng, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản này để thực hiện một số mục đích như tiết kiệm; thanh toán, chuyển tiền.

Chuyển tiền vào số tài khoản không tồn tại có bị mất tiền không?

Khi chuyển tiền sai số tài khoản thì thông tin hệ thống ngân hàng sẽ báo xem số tài khoản đó là ai đang sở hữu. Nếu như số tài khoản không tồn tại thì không có hiển thị nào cả. Trường hợp bạn chuyển nhầm đến số tài khoản như vậy nhân viên ngân hàng sẽ tự động hoàn tiền về tài khoản và bạn sẽ không bị mất tiền.

Chánh thanh tra là gì?

Chánh thanh tra là Người đứng đầu tổ chức thanh tra của Bộ; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Hoạt động của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nướcHoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nướcTrường hợp nào cần thanh tra ngân hàng?

Mới nhất

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

by Bảo Nhi
Tháng 9 25, 2023
0

Kiểm toán được xác định là cái thước đo tin cậy trong vấn đề chi tiêu lỗ lãi thật của...

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?

by Trà Ly
Tháng 9 13, 2023
0

Khi phát hiện hiện ra hành vi vi phạm, để ngăn chặn kịp thời hoặc để đảm bảo xử lý...

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

Quy định đóng bảo hiểm cho nhân viên hiện nay 2023

by Bảo Nhi
Tháng 8 18, 2023
0

Khi ký kết hợp đồng lao động, cả 2 bên người lao động và người sử dụng lao động sẽ...

Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?

Quy định về tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính?

by Tình
Tháng 7 4, 2023
0

Thưa Luật sư X. Tôi tên là Hoa, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Nội....

Next Post
Sửa chữa giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn bị phạt thế nào?

Sửa chữa giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn bị phạt thế nào?

Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?

Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x