Xin chào Luật sư X! Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn đang được hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi rất nhiều do những lýdo khách quan và cả lý do chủ quan. Bộ luật Tố tụng dân sự cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt là những quy định về hòa giải. Tôi muốn Luật sư phân tích cho tôi về hòa giải trong tố tụng dân sự thực tiễn và hướng hoàn thiện. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Hòa giải trong tố tụng dân sự
Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự, giúp các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nhằm giảm bớt thời gian tố tụng kéo dài.
Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thủ tục tiến hành phiên hòa giải
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; quy định thủ tục tiến hành hòa giải như sau:
Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải; thẩm phán sẽ tiến hành phiên hòa giải với việc phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến.
Sau khi các đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình; Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất; chưa thống nhất; và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ; chưa thống nhất;
Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất; chưa thống nhất.
Tất cả những vấn đề trên; được thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải với những nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; với đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải; chữ ký của thư ký Tòa án và của thẩm phán chủ trì phiên tòa.
Hòa giải trong tố tụng dân sự thực tiễn
Những kết quả hòa giải đã đạt được
Việc hòa giải vụ án dân sự luôn được lãnh đạo cấp trên cũng như lãnh đạo các đơn vị quan tâm và chỉ đạo sát sao, yêu cầu các Thẩm phán phải luôn chú ý thực hiện tốt công tác hòa giải, hạn chế tối đa việc xét xử các vụ án dân sự. Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như ý nghĩa to lớn của công tác hòa giải, tập thể đơn vị tòa án nhân dân đã chú trọng tới công tác hòa giả, chỉ khi nào không còn khả năng hòa giải mới đưa vụ án ra xét xử.
Trong quá trình hòa giải, thẩm phán luôn dành thời gian phù hợp để các bên trình bày rõ quan điểm của mình, giải thích vụ việc tranh chấp một cách có lý, có tình trên cơ sở các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Tòa án cũng đặt các vấn đề cho các bên đương sự suy nghĩ, tự thương lượng, tự thỏa thuận, làm cho họ thấy lợi ích của việc hòa giải mà không cần Tòa án xét xử.
Nhiều vụ án tranh chấp với khối tài sản lớn, nhiều đương sự, đương sự không hợp tác, không đến tòa viết bản tự khai, lấy tờ khai theo giấy triệu tập của Tòa án… đã được cán bộ Tòa án mềm dẻo tìm hiểu căn nguyên và đưa ra các giải pháp để các đương sự tìm được tiếng nói chung, ngồi lại bàn bạc với nhau, thỏa thuận và giải quyết được tranh chấp. Do vậy, tỷ lệ hào giải thành luôn tăng dần qua các năm.
Những hạn chế, vướng mắc trong hòa giải
Dù đã đạt được những kết quả nhất định trong hòa giải nhưng trong hòa giải vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế.
- Tòa án triệu tập không đầy đủ các đương sự tham gia
- Thẩm phán ép buộc các đương sự hòa giải
- Nội dung biên bản hòa giải và nội dung quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không thống nhất
- Biên bản hòa giải thành thiếu chữ ký của đương sự tham gia hòa giải
- Các đương sự không hợp tác trong quá trình hòa giải
Hướng hoàn thiện hòa giải trong tố tụng dân sự
Về nguyên tắc tiến hành hòa giải
Trong đời sống, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hòa giải không phải lúc nào cũng được phân định một cách rõ ràng như luật định mà còn sự nhường nhịn, bao dung, có tình, có lý. Sự khác nhau về địa vị kinh tế, xã hội của các đương sự có thể dẫn đến trường hợp tự nguyện thỏa thuận nhưng ở tình thế kẻ thấp cổ bé họng. Nên cần bổ sung nguyên tắc bình đẳng và trung thực để bảo đảm mọi thỏa thuận trong hòa giải đều đúng bản chất của tranh chấp.
Về thành phần phiên hòa giải
Để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm cho việc xác định chứng cứ được khách quan, trong trường hợp cần thiết, đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, thẩm phán có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân nơi có đất tham gia phiên họp khi đương sự vắng mặt để phiên hòa giải vẫn được tiến hành.
Về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
Nên quy định lại về việc đương sự là bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập lần thứ hai mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng trở ngại khách quan.
Mời bạn xem thêm
- Vợ ngoại tình có được chia tài sản không?
- Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân có được không?
- Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Hòa giải trong tố tụng dân sự thực tiễn và hướng hoàn thiện”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, bảo hộ logo thương hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, ngừng kinh doanh, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin phép bay flycam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những vụ án dân sự không được hòa giải là: yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.