Hòa giải ly hôn là một trong những thủ tục bắt buộc tại tòa trước khi vợ chồng nhận được bản án, quyết định ly hôn của Tòa án, nhất là đối với các trường hợp thuận tình ly hôn. Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hòa giải khi ly hôn? Hòa giải ly hôn mấy lần mới nhận được quyết định, bản án ly hôn? Thủ tục hoà giải ly hôn hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật hoà giải cơ sở năm 2013
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Quy định của pháp luật về hòa giải ly hôn
Tại Điều 52, Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc hòa giải ly hôn như sau:
“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.
“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo như hai quy định trên, hòa giải ly hôn sẽ không bắt buộc ở cơ sở, nhưng bắt buộc phải hoà giải ở tòa trước khi có quyết định ly hôn.
Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Căn cứ theo khoản 3 Điều 208 BLTTDS việc thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi ly hôn như sau:
“3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên”
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được quy định tại Điều 210 BLTTDS như sau:
“Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong hoà giải ly hôn
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Hòa giải ly hôn mấy lần thì được ly hôn?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc khi ly hôn hòa giải mấy lần, tuy nhiên vẫn phải được thực hiện ít nhất một lần khi giải quyết yêu cầu công nhận trong trường hợp thuận tình ly hôn. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, nếu một trong hai bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong hai lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không cần hòa giải.
Hòa giải ly hôn ở cơ sở được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 20 Luật hoà giải cơ sở năm 2013 thì địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Việc hòa giải ly hôn được tiến hành như sau:
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên.
- Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hòa giải ly hôn sẽ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận hoặc một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.
Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Hòa giải ly hôn mấy lần”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, dịch vụ công chứng tại nhà, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tách sổ đỏ để bán đất, mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ, đăng ký bảo hộ logo nhanh chóng hoặc muốn sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Không đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
- Mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?
- Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam được công nhận không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015:
– Khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
– Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
– Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Như vậy, thông thường một vụ án ly hôn tòa án sẽ triệu tập hợp lệ 2 lần. Trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, bất khả kháng thì sau 2 lần hợp lệ phiên tòa sẽ được hoãn và đợi gọi triệu tập trong phiên tòa tiếp theo.
Nếu không có lý do chính đáng, cũng không có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa hoặc đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tòa sẽ ra quyết định chỉ quyết vụ án theo quy định, người còn lại nếu vẫn muốn ly hôn có thể tiến hành đơn phương ly hôn.