Để tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị được coi là công cụ giá trị nhất. Vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ như thế nào khi tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; quy định: Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, cắt giảm bớt các loại hao phí và gia tăng lợi nhuận; Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá trị tốt nằm ở đâu với khách hàng để mở rộng giá trị, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản xuất; Và giúp khách hàng nhận được sản phẩm tốt với chi phí hợp lý.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; quy định: Cụm liên kết ngành là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.
Cụm liên kết ngành được phân loại theo 2 tiêu chí: phân loại theo tính chất ngành; hoặc phân loại theo mô hình tổ chức. Cụ thể về tính chất ngành gồm: Cụm ngành công nghệ khoa học kĩ thuật cao; Cụm ngành công nghiệp thông thường; Cụm ngành công nghiệp truyền thống. Phân loại theo mô hình tổ chức gồm: Cụm liên kết mạng; Cụm ngành trục bánh xe và nan hoa; Cụm ngành vệ tinh; Cụm chính phủ chủ đạo.
Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; quy định như sau:
Điều 19. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
1, Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành;
b) Có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được lựa chọn hỗ trợ khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
+ Có hợp đồng mua chung nguyên vật liệu đầu vào;
+ Có hợp đồng bán chung sản phẩm;
+ Có hợp đồng mua bán, hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành;
+ Cùng xây dựng và sử dụng thương hiệu.
Và doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được lựa chọn hỗ trợ khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
+ Là doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
+ Có hợp đồng mua bán, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp đầu chuỗi;
+ Được doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Nội dung hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017; và Điều 23 Nghị định 80/2021/NĐ-CP; quy định nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị bao gồm:
+ Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản xuất; kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định; chứng nhận chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
+ Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Nhà nước hỗ trợ những gì?
- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ những gì?
Câu hỏi thường gặp
Chuỗi giá trị được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
+ Sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;
+ Có các doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
+ Có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Hỗ trợ đào tạo bao gồm:
+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
Cụm liên kết ngành được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
+ Có các doanh nghiệp liên kết sản xuất, kinh doanh trong cùng ngành, lĩnh vực hoặc trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến nhau, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau;
+ Có tối thiểu 10 doanh nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh trong một địa giới hành chính xác định;
+ Có sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, tổ chức hiệp hội và tổ chức liên quan khác).