Chào Luật sư! Tôi bị thôi việc vì lý do Covid nên đã thất nghiệp 04 tháng nay. Hiện tại tôi muốn làm thủ tục để nhận bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm gì? Hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Luật sư X xin đưa ra phương án tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.
Ai là người bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Trong thời gian người lao động chưa kiếm được việc làm; các chế độ của BHTN sẽ hỗ trợ một phần thu nhập; tạo cơ hội cho người lao động học nghề và tìm kiếm công việc mới.
Tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc gồm hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định như trên; thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khoản 2 điều 43 Luật này cũng quy định về đối tượng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó; người lao động đang hưởng lương hưu; giúp việc gia đình; người lao động không giao kết hợp đồng hay lao động tự do không phải tham gia BHTN.
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Để nhận trợ cấp thất nghiệp; người lao động cần đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 49 Luật Việc làm; bao gồm:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ; trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ công an; bị tạm giam; chết…
Mức hưởng trợ cấp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. | = | Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp. | x | 60% |
Nhưng:
- Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở nếu bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động nếu bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương; do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP , hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:
Một là: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp- theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.(Tham khảo Mẫu số 03 Đề nghị hưởng Tctn của người lao động thực hiện; ban hành kèm theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp)
Hai là: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
- Quyết định chấm dứt HĐLĐ
- hoặc HĐ làm việc đã hết hạn
- hoặc quyết định thôi việc
- hoặc quyết định sa thải
- hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc
- hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Nếu anh A muốn nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng thuộc trường hợp “Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng“.
Thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
Ba là: Sổ bảo hiểm xã hội.
Bốn là:CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Năm là : Hai ảnh 2×3.
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12.3.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định:
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp quy định về chính sách để bạn nắm được, đề nghị bà liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Bị sa thải hay tự nghỉ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trùy trường hợp bị sa thải ra sao; hay tự nghỉ như thế nào sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Không phải ai nghỉ việc cũng được hưởng BHTN. Khoản 1 điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định; người lao động đóng BHTN được hưởng trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; trừ trường hợp “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật”.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật là tự ý chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ quy định về thời hạn báo trước và không thuộc trường hợp được phép đơn phương chấm dứt.
Như vậy; nếu người lao động bị sa thải hoặc tự ý nghỉ việc đúng quy định thì có quyền hưởng BHTN. Nếu tự ý nghỉ việc mà vi phạm quy định về thời hạn báo trước hoặc không thuộc một trong 7 trường hợp dưới đây; thì người lao động không được hưởng BHTN.
7 trường hợp người lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- Không được bố trí đúng công việc; địa điểm làm việc; hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi; đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
- Đủ tuổi nghỉ hưu.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực; làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, khi bạn muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Mang thai rồi mới đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản?
- Thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là 06 tháng liên tục trước khi sinh. Do đó, người lao động cần chú ý đóng BHXH đúng quy định để đảm bảo quyền lợi.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho Trung tâm giới thiệu việc làm.
Chi trả : Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện Hưu trí và Tử tuất.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung: là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.