Xin chào Luật sư. Chồng em làm việc tại công ty Z, đã được 4 năm và có tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuần trước trong khoảng thời gian 17h-17h20 trên đường đi làm về, chồng em bị tai nạn giao thông do tránh một cậu bé. Do va đập nên chồng em có được đưa đến bệnh viện cấp cứu, chồng em bị gãy chân và chấn thương sọ não, lúc này công án có đến hiện trường để kiểm tra và ghi lại. Sau khi ra viện chồng em có xin bệnh án để nộp cho công ty hưởng chế độ tai nạn lao động. Nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi của công ty giải quyết vấn đề này ra sao? Em thắc mắc không biết rằng hồ sơ tai nạn trên đường đi làm về nhận trợ cấp gồm những gì? Trường hợp của chồng em có được xác định là tai nạn lao động hay không? Mong được giải đáp, em xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn
Căn cứ pháp lý
Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 45, Luật An toàn vệ sinh lao động thì người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;”
Trường hợp chồng của bạn thuộc trường hợp tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý nêu trên thì được hưởng chế độ TNLĐ-BNN.
Theo quy định thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ hoặc làm bị thương nặng đối với chồng bạn. Như vậy sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp được đoàn điều tra kết luận là TNLĐ
Trường hợp chồng của Bạn nếu được đoàn điều tra kết luận là TNLĐ chồng của bạn sẽ được hưởng lợi ích như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38, Luật An toàn Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị TNLĐ-BNN như sau:
Về phía công ty (người sử dụng lao động):
(1) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
(2) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
(3) Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
- Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;
(4) Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm khả năng lao động;
(5) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Về phía Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN:
Căn cứ theo Mục 3, Chương III, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về trách nhiệm của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động mà được hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất sẽ khác nhau.
Trợ cấp 1 lần (suy giảm từ 5% đến 30%):
- Suy giảm 5% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp hàng tháng (Suy giảm từ 31% trở lên):
- Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp phục vụ (Suy giảm từ 81% trở lên mà bị ti liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần)
Ngoài mức hưởng quy định trợ cấp hàng tháng thì người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:
- Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Ngoài các khoản trợ cấp bằng tiền, người lao động bị tai nạn lao động mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng thương tật.
Trường hợp được đoàn điều tra kết luận là không phải là TNLĐ
Trường hợp chồng bạn bị tai nạn không thuộc các trường hợp xét BHTNLĐ-BNN và đoàn kiểm tra kết luận là không phải TNLĐ sẽ không được hưởng các chế độ TNLĐ-BNN. Tuy nhiên, chồng của bạn do tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau (theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội). Khi này bạn cần nộp các giấy tờ điều trị cho Công ty để Công ty đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau với Bạn theo quy định.
Trong trường hợp công ty Z không giải quyết hoặc cố tình kết luận sai bạn có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Hồ sơ tai nạn trên đường đi làm về nhận trợ cấp gồm những gì?
Căn cứ Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
“Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Như vậy, hồ sơ mà người lao động cần chuẩn bị để hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm: giấy ra viện, biên bản giám định khả năng lao động và văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Thời điểm người lao động được hưởng trợ cấp theo chế độ tai nạn lao động là khi nào?
Căn cứ Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về thời điểm hưởng trợ cấp của người lao động theo chế độ tai nạn lao động như sau:
“Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”
Từ quy định trên thì thời điểm người lao động được hưởng trợ cấp theo chế độ tai nạn lao động được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ tai nạn trên đường đi làm về nhận trợ cấp gồm những gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tư vấn pháp lý về thông báo giải thể công ty cổ phần nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
Nguyên tắc bồi thường được quy định như sau:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Hồ sơ giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu gồm có các giấy tờ sau:
– Biên bản điều tra tai nạn lao động
– Giấy chứng nhận bị tổn thương do tai nạn lao động