Xin chào Luật sư X. Hiện nay theo các phương tiện thông tin đại chúng; tôi được biết đường sắt vốn là đường vận chuyển hàng hóa chính. Để dduwongfd sắt được hoạt động ổn định thì việc quản lý kết cấu hạ tầng rất quan trọng. Vậy hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì? khi tiến hành quản lý kết cấu hạ tầng loại đường này. Tôi rất mong nhận được sự giải đáp từ phhias
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
- Luật Đường sắt năm 2017
- Thông tư 03/2021/TT-BGTVT
Nội dung tư vấn
Kết cấu hạ tầng đường sắt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Đường sắt năm 2017:
Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Mỗi công trình đường sắt đều phải lập hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.
Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT.
Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình đường sắt bao gồm:
– Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình;
– Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt để phục vụ quản lý, vận hành. Và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình được lập cho từng công trình, hạng Mục công trình theo từng tuyến đường sắt. Và theo từng phạm vi quản lý (khu gian, khu đoạn). Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình đường sắt bao gồm:
– Hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây Dựng;
– Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình. Và các tài liệu khác theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường sắt. Tại phụ lục này. Thành Phần hồ sơ chủ yếu cụ thể như sau:
Hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đường sắt
Bao gồm:
– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình;
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận. (có danh Mục bản vẽ kèm theo). Và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
– Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo);
– Các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình. Thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công. Danh Mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế. Và các tài liệu khác có liên quan;
– Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;
– Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình;
– Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư;
– Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt
Bao gồm:
– Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình:
- Nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 53 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2320/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2015;
- Hồ sơ xác nhận hoàn thành công tác bảo dưỡng công trình đường sắt;
– Hồ sơ hoàn thành sửa chữa định kỳ công trình:
Nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 54 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2320/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2015;
– Hồ sơ hoàn thành sửa chữa đột xuất công trình:
Nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2320/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2015;
– Lý lịch kỹ thuật và sổ kiểm tra theo dõi công trình: mỗi công trình đều phải có lý lịch kỹ thuật công trình và sổ kiểm tra theo dõi công trình.
Bản lý lịch kỹ thuật ghi rõ những đặc điểm kỹ thuật và trạng thái chủ yếu của công trình, ghi rõ tình hình diễn biến, thay đổi cấu tạo qua các lần sửa chữa, gia cố, các sự cố đã xảy ra trong quá trình khai thác, các kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định chất lượng công trình:
- Sổ kiểm tra theo dõi ghi chép các kết quả kiểm tra. Theo dõi hư hỏng thường xuyên của từng công trình;
- Sổ được đóng thành quyển có đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lý;
- Mỗi sổ có thể ghi chép cho một công trình. Hoặc nhiều công trình tùy thuộc điều kiện thực tế của công tác quản lý công trình;
- Hết năm, đơn vị ghi chép phải gửi sổ về đơn vị quản lý để lưu, kiểm tra, đối chiếu;
– Hồ sơ quản lý chung: hồ sơ quản lý chung công bao gồm:
- Bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt;
- Mặt bằng bố trí chung ga đường sắt;
- Trắc dọc rút gọn đường sắt.
Bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt: bình đồ duỗi thẳng có tỷ lệ 1/500.
Phạm vi lập bình đồ duỗi thẳng: chiều dài theo phạm vi tuyến. Chiều rộng tối thiểu hết phạm vi đất dành cho đường sắt và phạm vi các hạng mục công trình của đường sắt. Bình đồ phải thể hiện đầy đủ các yếu tố bình diện, địa hình, địa vật, các công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới đường sắt. Bình đồ duỗi thẳng phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan.
Mẫu bình đồ duỗi thẳng xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo. Mặt bằng bố trí chung ga đường sắt: tỷ lệ 1/500 thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật, các công trình phụ trợ có liên quan. Phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn, mốc chỉ giới; thể hiện đầy đủ các biểu thống kê ghi, kiến trúc tầng trên, đường cong, chiều dài đường ga; mặt bằng bố trí chung phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mẫu mặt bằng bố trí chung xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo;
– Trắc dọc rút gọn đường sắt:
- Trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt (tỷ lệ cao; dài: 1/200 và 1/1000). Thể hiện đầy đủ các yếu tố về bình diện, độ dốc, kiến trúc tầng trên và các công trình phù trợ liên quan;
- Trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan.
- Mẫu trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo.
Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt gồm những gì?
Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được lập cho từng tuyến đường sắt. Và theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, huyện, tỉnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ quản lý. Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm:
– Bình đồ duỗi thẳng công trình và hành lang an toàn giao thông. Trên đó thể hiện đầy đủ các yếu tố chủ yếu. Đặc biệt là vị trí, quy mô các công trình lấn chiếm. các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông;
– Hồ sơ liên quan đến lối đi tự mở phải lập riêng để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi. Điều này nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ;
– Hồ sơ quản lý đường gom nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm :
- hồ sơ hoàn công,
- hồ sơ thiết kế,
- giấy phép thi công
- và các văn bản liên quan khác;
– Hồ sơ quản lý hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ bao gồm:
- hồ sơ hoàn công,
- hồ sơ thiết kế
- và các văn bản liên quan khác;
– Hồ sơ cọc mốc, hàng rào, chỉ giới đất dành cho đường sắt theo đúng quy định hiện hành. Các biên bản bàn giao cọc mốc, chỉ giới đất, mốc lộ giới dành cho hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có);
– Các biên bản cam kết có xác nhận của địa phương về việc không lấn chiếm, tái lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt của các hộ dân nằm dọc hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có).
Đối với công tác bảo trì công trình đường sắt yêu cầu những gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT. Quy định về yêu cầu đối với công tác bảo trì công trình đường sắt như sau:
1. Bảo trì công trình đường sắt phải thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm. Quy trình bảo trì công trình đường sắt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định của Thông tư này.
2. Việc bảo trì công trình đường sắt phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình. Bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
3. Việc bảo trì công trình đường sắt phải được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình tương ứng đối với loại công trình đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức, dự toán xây dựng được công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức, dự toán xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, Điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 50 Luật đường sắt năm 2017. Quy định về kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:
– Kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cho doanh nghiệp để kinh doanh theo quy định.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân khác đầu tư để hoạt động kinh doanh phải trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Nghị định 65/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ điều kiện sau:
– Có bộ phận phụ trách công tác an toàn. Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
– Có ít nhất 01 người quản lý doanh nghiệp có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
– Kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Căn cứ Nghị định tại Điều 44 Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Các trường hợp được hỗ trợ bao gồm:
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt:
Được hỗ trợ chi phí vận tải trong các trường hợp vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, vận tải phục vụ an sinh xã hội.
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:
Được hỗ trợ phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt Phần trực tiếp liên quan đến chạy tàu để tổ chức chạy tàu phục vụ nhiệm vụ vận tải đặc biệt, vận tải phục vụ an sinh xã hội.