Chú tôi hiện đang là một công nhân xây dựng cho một dự án xây nhièu toà cao ốc. Tuy nhiên, thật không may, cách đây vài ngày ông ấy đã bị ngã từ dàn giáo xuống cách mặt đất 5 mét. Tai nạn khiến chú tôi bị gãy một chân và một cánh tay, ngoài ra cơ thể còn bị nhiều chấn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chú tôi còn là trụ cột chính trong gia đình. Ông ấy cần phải được can thiệp kịp thời của các y bác sĩ. Chính vì vậy tôi cần tìm hiểu về hồ sơ giám định tổng hợp tai nạn lao động cho chú tôi. Vậy theo quy định khám giám định tổng hợp tai nạn lao động được hiểu là gì? Pháp luật quy định hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động bao gồm những gì?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 56/2017/TT-BYT
- Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
- Thông tư 18/2022/TT-BYT
Ai là người có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động khi người lao động đã nghỉ hưu?
Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
Trường hợp người lao quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
…
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
b) Người lao động theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
…
Vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động đã nghỉ hưu thì trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động thuộc về người lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ khám giám định trong trường hợp người lao động vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ.
Hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động gồm những thành phần nào?
Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định thành phần của hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động gồm:
Hồ sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Hồ sơ khám giám định tổng hợp gồm:
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
– Các giấy tờ như Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp hoặc các giấy tờ trong Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
– Một trong các giấy tờ có ảnh như:
+ Chứng minh nhân dân
+ Căn cước công dân
+ Hộ chiếu còn hiệu lực.
+ Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Sửa đổi trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về nội dung khám giám định tổng hợp tai nạn lao động như sau:
Trình tự, nội dung khám giám định
…
5. Nội dung khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Nội dung khám giám định tổng hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;
b) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
c) Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp của lần này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám giám định y khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông tư số liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH .
d) Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:
– Trường hợp các biên bản giám định y khoa ghi nhận tổn thương trùng lặp ở một hoặc nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể thì Hội đồng giám định y khoa thực hiện khám giám định lại toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa này (bao gồm cả các tổn thương trùng lặp và không trùng lặp) và tổng hợp với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa không có tổn thương trùng lặp theo quy định và ban hành Biên bản giám định y khoa mới;
– Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên mà có tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp ghi nhận tình trạng tổn thương nặng hoặc nhẹ hơn so với tổn thương được ghi nhận ở Biên bản giám định y khoa của các lần khám này, Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa có tình trạng tổn thương thay đổi và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa còn lại theo quy định và ban hành Biên bản giám định y khoa mới;
– Ngoài các trường hợp nêu trên, Hội đồng Giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.
Tùy vào đối tượng giám định mà khám giám định tổng hợp sẽ gồm các nội dung như giám định tai nạn lao động hoặc khám giám định bệnh nghề nghiệp theo quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
*Lưu ý: Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ khám giám định tổng hợp tai nạn lao động” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đăng ký bản quyền Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chế độ trợ cấp thương tật như thế nào?
- Các loại trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động
- Quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định chi tiết
Câu hỏi thường gặp
Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động:
Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Căn cứ vào luật Vệ sinh an toàn tai nạn lao động về tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động thì tai nạn của bạn được coi là tai nạn lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đối với tai nạn lao động của bạn. Khi đó bạn sẽ được hưởng các quyền sau:
– Được người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế
– Được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian điều trị;
– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động không do lỗi của người lao động: được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì cũng sẽ được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức trên.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 26 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn nghề nghiệp để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định. Trường hợp một người bị nạn nhẹ hoặc nặng thì cơ sở có người bị nạn có trách nhiệm:
– Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra theo thẩm quyền, gồm:
+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Đề nghị giám định kỹ thuật, pháp y (nếu cần thiết);
+ Phân tích kết luận về diễn biến, nguyên nhân, mức độ vi phạm, hình thức xử lý đối với người có looic, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa…
– Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động;
– Lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động trong thời hạn:
+ Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với tai nạn lao động nhẹ hoặc nặng;
+ Không quá 20 hoặc 30 ngày đối với tai nạn lao động làm 02 người bị thương nặng hoặc chết người;
– Trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động và Biên bản công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới: Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ; NLĐ 01 bộ; Công đoàn 01 bộ; NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu)
– NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương)
– NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe ( mẫu hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế), kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).
– Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:
Sổ bảo hiểm xã hội.
Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn nghề nghiệp của người sử dụng lao động.
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn nghề nghiệp thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:
– Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
– Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).
Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ