Chào Luật sư, tôi vừa sinh em bé xong. Tôi đang làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên do không nắm rõ về chế độ thai sản cũng như những quy định của luật lao động nên tôi vẫn gặp những khó khăn. Tôi muốn hỏi Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ gồm những gì? Hồ sơ này có khác gì so với người sinh thường không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, lao động cần chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp hồ sơ như thế nào? Thai sản là một trong những chế độ BHXH mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các quy định để nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nhanh nhất. Để trả lời câu hỏi phía trên, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết này nhé:
Cơ sở pháp lý
Chế độ thai sản là gì?
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai; sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định thế nào?
Bước đầu tiên trong quá trình làm thủ tục hưởng chế độ thai sản là chuẩn bị hồ sơ. Tùy theo từng trường hợp mà các giấy tờ hưởng thai sản sẽ khác nhau. Người lao động và đơn vị có thể xem hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 của Quyết định 166/QĐ-BHXH.
Hồ sơ của người lao động
Trường hợp khám thai, sẩy thai, thực hiện các thủ thuật bỏ thai hoặc biện pháp tránh thai:
- Điều trị nội trú: Chuẩn bị bản sao giấy ra viện, giấy chuyển viện hoặc chuyển tuyến (nếu có).
- Điều trị ngoại trú: Chuẩn bị bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao của giấy ra viện có chỉ định nghỉ ngơi dưỡng sức sau thời gian điều trị nội trú của bác sĩ.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ gồm những gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động; và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019; và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021; riêng phía người lao động cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
Tùy trường hợp hưởng chế độ thai sản mà lao động nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng:
Hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai:
Trường hợp điều trị nội trú:
Bản sao giấy ra viện;
Trường hợp chuyển tuyến khám; chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y; bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
heo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.
Người lao động sẽ được hưởng các chế độ của BHXH; trong đó có chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đảm bảo điều kiện tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
b) Lao động nữ sinh con;…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.“
Chu kỳ mang thai của phụ nữ sẽ rơi vào khoảng 09 tháng. Do đó, nếu lao động nữ mang thai đáp ứng được điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng liên tục, thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, ít nhất bạn phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục đủ 06 tháng, bạn mới có thể được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Trợ cấp thai sản một lần khi sinh con
Khoản trợ cấp một lần khi sinh con được quy định tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể:
“Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy, trợ cấp một lần khi sinh con sẽ căn cứ vào tiền lương cơ sở. Cụ thể, hiện tại mức lương cơ sở đang ở mức là 1.490.000 đồng/tháng.
Trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ sinh con
Lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Nếu trường hợp lao động nữ chưa tham gia BHXH đủ 6 tháng thì mức hưởng sẽ tính theo bình quân tiền lương các tháng đã đóng BHXH.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh con
Dưỡng sức là chế độ đặc biệt nếu lao động nữ sau sinh con vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức được quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết; ngày nghỉ hằng tuần.
- Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Mang thai rồi mới đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản?
- Hưởng hỗ trợ Covid-19 có được trợ cấp thai sản nữa không?
- Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có hưởng thai sản không?
- Nghỉ 5 tháng trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ gồm những gì? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Theo quy định tại điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Bước 1: Nộp hồ sơ.
* Người lao động đang đóng BHXH: Nộp cho doanh nghiệp.
* Người lao động đã nghỉ việc: Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH và xuất trình sổ BHXH nơi cư trú.
– Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.