Bệnh nghề nghiệp là những rủi ro khó có thể tránh khỏi trong quá trình lao động sản xuất. Bệnh nghề nghiệp có những ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động và chất lượng hoàn thành công việc. Vì thế, các chế độ về bệnh nghề nghiệp được ra đời nhằm đảm bảo cho người lao động tránh được những bất lợi, khó khăn khi mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào? Cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp như sau:
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Theo đó, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe của người lao động.
Có thể thấy, bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ môi trường sống ngoài xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố độc, hại của “nghề nghiệp”.
Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp thậm chí còn không chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm.
Bệnh nghề nghiệp được phân loại thế nào?
Hiện nay, Thông tư 15/2016/TT-BYT đang quy định 34 bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán chế độ bệnh nghề nghiệp khi đủ điều kiện. Các bệnh này được chia thành 05 nhóm sau:
STT | Bệnh nghề nghiệp |
Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản | |
1 | Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. |
2 | Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp. |
3 | Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp. |
4 | Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp. |
5 | Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp. |
6 | Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. |
7 | Bệnh hen nghề nghiệp. |
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp | |
8 | Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp. |
9 | Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng. |
10 | Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp. |
11 | Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp. |
12 | Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp. |
13 | Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp. |
14 | Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp. |
15 | Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp. |
16 | Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp. |
17 | Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. |
Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý | |
18 | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. |
19 | Bệnh giảm áp nghề nghiệp. |
20 | Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. |
21 | Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ. |
22 | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp. |
23 | Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp. |
Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp | |
24 | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp. |
25 | Bệnh sạm da nghề nghiệp. |
26 | 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm. |
27 | 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài. |
28 | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su. |
Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp | |
29 | Bệnh Leptospira nghề nghiệp. |
30 | Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp. |
31 | Bệnh lao nghề nghiệp. |
32 | Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. |
33 | Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp. |
34 | Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp. |
Việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Như vậy, mỗi năm, người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động có tiếp xúc với yếu có hại hoặc làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể:
– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng/lần.
– Người lao động khác: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 01 năm/lần.
– Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động: Được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo số lần yêu cầu.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
(1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
(2) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị bệnh nghề nghiệp như sau:
– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
– Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
– Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
(3) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
(4) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
– Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(5) Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
(6) Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
(7) Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
(8) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
(9) Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
(10) Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
(11) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần có trách nhiệm về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động tại
Tại Điều 39 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015 như sau: Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, một trong những điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Để xác định mức suy giảm khả năng lao động, người lao động phải khám giám định tại cơ sở y tế có thẩm quyền. Khi đó, hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định hồ sơ gồm:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
- Giấy đề nghị khám giám định của người lao động đối với người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh.
(Bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
- Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát
Cũng theo Thông tư này, cụ thể khoản 2 Điều 6, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị khám giám định;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
- Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm các loại giấy tờ:
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị nếu điều trị nội trú;
- Giấy khám bệnh nghề nghiệp nếu không điều trị nội trú;
- Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp;
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại nếu điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp;
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa;
- Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp với người đã nghỉ hưu, thôi việc
- Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp
- Rút tiền bảo hiểm nhân thọ khi hết hạn
- Quy định đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp
- Lấy tủy răng có được bảo hiểm không?
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện hưởng được quy định tại Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể:
– Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
– Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
– Các chế độ hưởng sẽ tùy vào mức suy giảm khả năng lao động mà có chế độ khác nhau. Chị tham khảo từ Điều 48 đến Điều 55 của Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015 để xác định chính xác.
Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH, thủ tục giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp từ người lao động.
– Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
– Suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp là 5 x 1.490.000 đồng = 7.450.000 đồng.
Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
– Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH):
Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.