Các nhà thầu, chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bao gồm hồ sơ đề xuất về tài chính và hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. Vậy hồ sơ đề xuất tài chính gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cư pháp lý
Các bước mở hồ sơ đề xuất về tài chính?
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, các bước mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện như sau;
Bước 1: Kiểm tra niêm phong hồ sơ đề xuất về tài chính
Đây là thao tác đầu tiên không thể thiếu khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
Hồ sơ đề xuất về tài chính trước khi mở phải còn nguyên niêm phong.
Bước 2: Mở hồ sơ đề xuất về tài chính
- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính chỉ được tiến hành khi nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
- Khi mở hồ sơ đề xuất về tài chính, yêu cầu đại diện của từng nhà thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính của mình.
Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:
Kiểm tra niêm phong hồ sơ đề xuất về tài chính
Mở hồ sơ đề xuất về tài chính và đọc rõ các thông tin về:
- Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước (nếu có), phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ghi trong đơn dự thầu (nếu có);
- Giá trị giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có);
- Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
- Các thông tin khác liên quan.
Bước 3: Lập biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính
- Các thông tin trong quá trình mở niêm phong hồ sơ đề xuất về tài chính và quá trình mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
- Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật có trong danh sách
- Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.
Hồ sơ đề xuất tài chính gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà đầu tư bao gồm:
- Bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính
- Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Quy định của pháp luật về hồ sơ đề xuất tài chính
Đề xuất về tài chính trong đấu thầu
Đề xuất về tài chính trong đấu thầu là báo cáo bằng văn bản của nhà thầu, trong đó mô tả chi tiết danh sách những chi phí trực tiếp và gián tiếp để thực hiện gói thầu. Bên mời thầu và nhà thầu đàm phán về từng loại chi phí để đi đến thỏa thuận cuối cùng về tổng chi phí để thực hiện gói thầu.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện như sau:
“1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại:
Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng mức đầu tư và tổng vốn đầu tư của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước, phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính – thương mại.
3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà đầu tư, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Danh sách nhà đầu tư được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
- Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
4. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền cho phép nhà đầu tư xếp thứ nhất vào đàm phán sơ bộ hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả lựa chọn nhà đầu tư.”
Theo đó, một hồ sơ đề xuất về tài chính được coi là hợp lệ khi đáp ứng được các điều kiện:
- Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính; có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Tổng mức đầu tư và tổng vốn đầu tư của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước, phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, được cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp logic với phương án tài chính của nhà đầu tư, trong hồ sơ đề xuất về tài chính không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên mời thầu.
- Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính phải đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Mời bạn xem thêm:
- Vợ vay nợ chồng không biết, chồng có phải trả nợ cùng khi ly hôn?
- Đòi tiền người thân của người vay nợ có phạm luật không?
- Thủ tục vay vốn Hội nông dân hiện nay
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hồ sơ đề xuất tài chính gồm những gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, trích lục hồ sơ địa chính, xin trích lục quyết định ly hôn của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của tất cả các nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.
Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại. Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
– Các thông tin nêu tại các khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định 25/2020/NĐ-CP phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
– Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.