Trợ cấp tuất – một trong những chế độ bảo hiểm được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nó là một chế độ đặc biệt mà bảo hiểm xã hội đưa ra; nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động để đảm bảo cuộc sống cho nhân thân họ; hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết. Vậy hồ sơ để được hưởng trợ cấp tuất khi người thân mất bao gồm những gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Cách tính chế độ tử tuất
Mai táng phí
Cách tính chế độ tử tuất mai táng như sau:
– Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở; (Mức lương cơ sở tại tháng NLD chết).
– Ngoài ra; thân nhân được xét đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng hoặc tuất 1 lần.
Tuất hàng tháng
Cách tính chế độ tử tuất hàng tháng như sau:
– Tuất nuôi dưỡng: Mức hưởng = 70%* Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
– Tuất cơ bản: Mức hưởng = 50% *Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
Lưu ý: 1 người chết thì thân nhân hưởng không quá tối đa 4 suất
Tuất 1 lần
Cách tính trợ cấp tuất 1 lần như sau:
– Đối với người đang hưởng lương hưu:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
– Đối với các trường hợp còn lại:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi
Trong đó: Mbqtl: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Các số tháng lẻ trước năm 2014 chuyển sang thời gian năm 2014; và làm tròn theo nguyên tắc từ 1- 6 tháng là nửa năm, từ 7 – 12 tháng làm tròn 1 năm).
Lưu ý: Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần; và mai táng phí là mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.
Hồ sơ để được hưởng trợ cấp tuất khi người thân mất?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và quyết định 166/QĐ/BHXH năm 2019; thân nhân của những người mất này sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
Trường hợp thân nhân của người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử; hoặc trích lục khai tử; hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân vị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao).
- Hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng ( tương đương mức suy giảm khả năng lao đọng từ 81% trở lên) theo quy định tại thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
Trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thì có thêm biên bản điều tra tai nạn lao động; hoặc bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp thanh tóa phí giám định y khoa; thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04C-HBKV ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời guan phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.
Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
Bản sao giấy chứng tử; hoặc bản sao giấy báo tử; hoặc trích lục khai tử; hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay thế bằng bản sao).
Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu hí giám định; bảng kê khai các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
Như vậy; người lao động, nhân thân người lao động và người lo mai táng cần nắm rõ các quy luật trên để đảm bảo quyền lợi về chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Cách tính chế độ tử tuất mai táng như sau:
– Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở; (Mức lương cơ sở tại tháng NLD chết).
– Ngoài ra; thân nhân được xét đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng hoặc tuất 1 lần.
Cách tính chế độ tử tuất hàng tháng như sau:
– Tuất nuôi dưỡng: Mức hưởng = 70%* Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
– Tuất cơ bản: Mức hưởng = 50% *Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
Lưu ý: 1 người chết thì thân nhân hưởng không quá tối đa 4 suất
Cách tính trợ cấp tuất 1 lần như sau:
– Đối với người đang hưởng lương hưu:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
– Đối với các trường hợp còn lại:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi
Trong đó: Mbqtl: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Các số tháng lẻ trước năm 2014 chuyển sang thời gian năm 2014; và làm tròn theo nguyên tắc từ 1- 6 tháng là nửa năm, từ 7 – 12 tháng làm tròn 1 năm).
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề:
Hồ sơ để được hưởng trợ cấp tuất khi người thân mất?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102
Xem thêm: Bố mẹ mất con cái có được nhận lương hưu của bố mẹ không?