Pháp luật hiện hành quy định người dân có trách nhiệm phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi đáp ứng các điều kiện nhất định dựa trên mức thu nhập của cá nhân đó hàng tháng. Tuy nhiên, khi lao động ngoài việc lo cho cuộc sống cá nhân của người lao động đó thì cá nhân sẽ còn phải lo cho gia đình và con cái của họ… nên việc nộp thuế hàng tháng trong nhiều trướng hợp sẽ rất khó khăn, đóng thuế sẽ thiếu tiền để sinh hoạt cho gia đình. Chính vì thế mà pháp luật có quy định những trường hợp sẽ miễn giảm thuế cho những người lao động, trong đó có quy định về việc giảm trừ gia cảnh. Vậy quy định về việc giảm trừ gia cảnh như thế nào? Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có cần công chứng hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023
Trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, người dân sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt, khi đó sẽ được khấu trừ một mức thuế trong bao gồm giảm trừ gia cảnh. Việc ghi nhận quyền được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, đồng thời đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế, pháp luật có quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay.
Giảm trừ gia cảnh gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có cần công chứng hay không?
Việc giảm trừ gia cảnh mang lại ý nghĩa rất lớn đối với người dân, có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh về cả đạo đức xã hội lẫn kinh tế xã hội.
Về mặt kinh tế, giảm trừ gia cảnh đối với người chịu thuế thu nhập cá nhân là việc loại khỏi thu nhập tính thuế. Đây được xem như là biện pháp hiệu quả nhằm tái tạo sức lao động của người chịu thuế và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động
Về mặt đạo đức xã hội, việc giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó sẽ tạo điều kiện cho người chịu thuế thu nhập cá nhân để họ thực hiện các nghĩa vụ vật chất mang tính đạo đức đối với những người thân trong gia đình. Từ đó cũng cố thêm tình đoàn kết và phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau. Chính vì thế, quy định về việc giảm thuế với người phụ thuộc sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước.
Khi chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, cá nhân sẽ cần phải chuẩn bị những hồ sơ nhất định.
Theo điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 79/2020/TT-BTC) quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh như sau:
(1) Đối với con:
– Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).
– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).
+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
– Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC), hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Giấy khai sinh.
+ Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
+ Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
(2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
(3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
(4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh.
– Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 79/2020/TT-BTC) là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
+ Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
(5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
(6) Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì:
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại các tiết g.1, g.2, g.3, g.4, g.5 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 79/2020/TT-BTC);
Hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
(7) Kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo hoàn thành việc kết nối dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người nộp thuế không phải nộp các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc nêu trên nếu thông tin trong những giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, từ quy định trên thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh chỉ yêu cầu bản chụp của các loại hồ sơ mà không cần công chứng hay chứng thực.
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Như vậy thì bản chụp từ bản chính là một hình thức của bản sao.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Chê người khác lùn, béo bị phạt bao nhiêu tiền
- Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có cần công chứng hay không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về soạn thảo mẫu đơn sang tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
Giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế (đây là khoản giảm trừ mà người nộp thuế là cá nhân cư trú đương nhiên được giảm trừ)
Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc. Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Nói cách khác, ngay cả khi có đối tượng người phụ thuộc nhưng không đăng ký thì không được giảm trừ.
Cách 1: Ủy quyền cho nơi chi trả thu nhập đăng ký thuế.
Cách 2: Trực tiếp đi đăng ký với cơ quan thuế.
sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
– Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.