Xin chào Luật Sư. Tôi có thắc mắc Hộ chiếu của tôi sắp hết hạn và sắp tới đây phải tiến hành cấp đổi lại. Trong hộ chiếu này vẫn còn Visa có thời hạn tới 3 năm nữa. Vậy khi tôi cấp đổi hộ chiếu thì Visa được xử lý như thế nào để tôi có thể sử dụng được tiếp? Xin cảm ơn! Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hộ chiếu hết hạn nhưng thị thực vẫn còn hạn thì giải quyết sao?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hộ chiếu là gì?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Thị thực là gì?
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng nhiều hơn và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.
Cần phân biệt, thị thực và hộ chiếu là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
Hộ chiếu hết hạn nhưng thị thực vẫn còn hạn thì giải quyết sao?
Căn cứ Điều 6 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành.
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Như vậy, trường hợp thị thực của bạn được cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử thì bạn vẫn thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu bình thường, khi xuất cảnh nhập cảnh bạn có thể dùng hộ chiếu mới và thị thực còn hạn. Đối với trường hợp thị thực được cấp vào hộ chiếu cũ thì khi xuất cảnh, nhập cảnh bạn có thể sử dụng cùng lúc cả 2 hộ chiếu.
Thời hạn của thị thực là bao lâu?
– Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
– Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
– Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
– Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
– Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
– Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
Hộ chiếu có thời hạn bao nhiêu năm?
Mỗi loại có thời hạn sử dụng khác nhau, cụ thể:
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Như vậy, hiện nay, chỉ có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ mới được gia hạn. Nếu hộ chiếu phổ thông hết hạn sẽ được cấp mới.
Video hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu của Luật sư X
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “ Hộ chiếu hết hạn nhưng thị thực vẫn còn hạn thì giải quyết sao? “. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Gia hạn hộ chiếu có mất phí hay không?
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
- Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao được cấp lại là bao lâu?
- Bị mất hộ chiếu khi đi nước ngoài có được cấp hộ chiếu không?
Câu hỏi thường gặp
– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
– Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.
– Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
– Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.
– Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.
– Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.