Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Ông bà tôi mất đột ngột nên không để lại di chúc gì. Các con của ông đã làm một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tôi muốn hỏi văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã công chứng có hiệu lực khi nào? Văn bản ấy cần làm gì để tránh rủi ro sau này? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Điều 5 Luật công chứng năm 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
“ 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.
Theo quy định trên, thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã công chứng của bạn có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần làm gì để tránh rủi ro pháp lý
Họp mặt các đồng thừa kế và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.
Ở bước này, các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản. Văn bản này phải được tất cả các đồng thừa kế ký tên.
Công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận
Để văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có giá trị pháp lý thì các văn bản này cần được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu những đồng thừa kế khác không thể đến tổ chức hành nghề công chứng/ Ủy ban nhân dân cấp xã thì có thể lập văn bản ủy quyền cho chính người phân chia di sản. Sau khi đã có văn bản ủy quyền thì người được ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng nộp các giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của những người khi nhận di sản thừa kế.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế .
– Bản sơ yếu lý lịch của người được ủy quyền phân chia di sản thừa kế.
– Giấy tờ về di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.
– Giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản (nếu có).
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có cần công chứng?
Tại Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định:
– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Như vậy, không bắt buộc phải công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà theo quy định pháp luật phải có công chứng, chứng thực thì phải công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014 cũng nêu rõ trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Ngoài ra, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (đối với thừa kế theo pháp luật) hoặc phải có bản sao di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc).
Xuất hiện người thừa kế mới khi phân chia di sản thừa kế cần làm gì?
Điều 662 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới như sau:
” Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Người thừa kế mới được hiểu là những người thừa kế của người để lại di sản xuất hiện sau khi di sản của người đó đã được phân chia.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Làm sổ đỏ có cần giấy đăng ký kết hôn
- Người già chết có được hưởng chế độ gì
- Người thừa kế đang ở nước ngoài
- Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vừa phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật dân sự về thỏa thuận vừa phải tuân theo các nguyên tắc riêng của thừa kế, bao gồm hai nguyên tắc chính sau đây:
– Nguyên tắc tự do bình đẳng
– Nguyên tắc tự do ý chí.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế để có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng và phải có mặt của tất cả những người thừa kế nên đối với trường hợp của bạn nếu chưa có cơ sở hay quyết định tuyên bố mất tích đối với người kia thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản của bạn vẫn chưa được coi là hợp pháp vì vẫn thiếu người thừa kế tham dự thỏa thuận này.