Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án; thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, các điều luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Vậy bản án có hiệu lực khi nào? Hiệu lực của bản án sơ thẩm và phúc thẩm được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Bản án là gì?
Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.
Đặc điểm của bản án
- Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành văn bản này theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.
- Bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.
- Bản án là một trong các văn bản tố tụng tư pháp với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
- Bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lí, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
- Bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành, quyết định được tuyến trong bản án có tính chất mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải tuân theo.
Hiệu lực của bản án sơ thẩm và phúc thẩm
Hiệu lực của bản án sơ thẩm và phúc thẩm sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi bản án thuộc các lĩnh vực luật khác nhau sẽ có hiệu lực khác nhau. Bản án giữa các cấp xét xử khác nhau cũng sẽ có hiệu lực khác nhau. Cụ thể như sau:
Hiệu lực của bản án dân sự theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
– Cấp sơ thẩm: Bản án sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2, Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
- Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. (Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
- Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.
Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay theo Khoản 1 Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Đối với những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị bao gồm: Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Cấp phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. (Khoản 6 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Hiệu lực của bản án hình sự theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
– Cấp sơ thẩm: Theo Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.( Khoản 1 Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
– Cấp phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.( Khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
Hiệu lực của bản án hành chính theo Luật Tố tụng Hành chính năm 2015.
– Cấp sơ thẩm: Bản án hoặc phần của bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2 Điều 215 Luật tố tụng hành chính 2015)
- Theo Điều 196 thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
- Theo Khoản 1 Điều 206 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 213 Luật tố tụng hành chính năm 2015)
- Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án quy định tại điểm e khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
– Cấp phúc thẩm: Bản án phúc thẩm phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. (Khoản 7 Điều 242 Luật tố tụng hành chính năm 2015)
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Hiệu lực của bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, tạm dừng công ty, hồ sơ thành lập công ty, các thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách…Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất năm 2022
- Thủ tục thay đổi thẻ căn cước trên giấy phép kinh doanh online năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Câu hỏi thường gặp
– Đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay khi ký.
– Còn đối với bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ký.
Căn cứ theo hiệu lực pháp luật thì sẽ bao gồm có 2 loại bản án đó là:
– Bản án đã có hiệu lực pháp luật: Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.
– Bản án chưa có hiệu lực pháp luật: Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.