Công nghệ ngày càng phát triển, cùng với đó là tội phạm về tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều. Vậy sử dụng công nghệ cao gây hậu quả như thế nào. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề Hậu quả của tội phạm công nghệ cao là gì nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Công nghệ cao là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì?
Theo Khoản 1 điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”.
Theo khoản 1 điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao là: “Tội phạm được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”.
Hậu quả của tội phạm công nghệ cao
Hậu quả của tội phạm công nghệ cao là có thể bị xử lý về tội theo Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể có khung hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất
Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung hình phạt thứ hai
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt thứ ba
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
Khung hình phạt thứ tư
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
- Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các biện pháp phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao
Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng; chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong việc bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự
- Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống các nguy cơ của tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; kỹ năng ứng phó khi bị tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;
- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng; chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Hậu quả của tội phạm công nghệ cao”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo bằng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản có bị xử lý?
- Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?
- Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Lừa đảo bằng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản được quy về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại: Điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
– Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.
– Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chủ thể Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.