Pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều có những quy định quyền tác giả trong lĩnh vực sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Chủ thể của quyền tác giả không phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ học vấn và phương thức tạo ra tác phẩm, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Do đó quyền tác giả là quyền của người sáng tạo ra tác phẩm, công trình được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật quy định. Vậy hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào là xâm phạm quyền tác giả? Đối với những hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin quy định về “Hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP
- Luật Sở hữu trí tuệ Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Pháp luật quy định như thế nào về quyền tác giả?
Theo Khoản 2,3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”
Theo Khoản 1,2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.“
Điều 18. Quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2019
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Do đó Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
+ Quyền nhân thân gồm: Đặt tên cho tác phẩm, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, …
+ Quyền tài sản gồm: Làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm, biểu diễn tác phẩm trước công chúng,…
Quyền tác giả trong thương mại là toàn bộ những hiện tượng hoạt động gắn với những quan hệ phát sinh gắn với quyền xác lập, chuyển giao quyền tác giả. Và các hoạt động đó nhằm mục đích sinh lời.
Ví dụ như hoạt động chuyển giao quyền tác giả. Đây là một thỏa thuận hợp tác giữa chủ sở hữu và bên được chuyển giao. Thỏa thuận chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, thể hiện dưới hình thức pháp lý. Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác giả có quyền chuyển giao đối với:
+ Quyền công bố tác phẩm
+ Quyền tài sản
+ Một số quyền khác theo quy định của pháp luật
Hành vi nào được xem là xâm phạm quyền tác giả ?
Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Năm 2022 đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
Xư lý hành chính
Theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2019
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Theo đó, Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sụng 2017
Cụ thể, tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Hành vi | Cá nhân | Tổ chức |
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây: – Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.- Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu: – Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng – Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng- Hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồngNếu:- Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng- Hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; |
– Có tổ chức;- Phạm tội 02 lần trở lên;- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm | Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm |
Các hình phạt bổ sung | – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | – Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, – Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xe container húc đổ nhà dân vì tránh xe mất lái xử lý ra sao?
- Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng
- Quy định về dán nhãn hàng hóa
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình hoặc muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về giải quyết ly hôn nhanh, đổi tên giấy khai sinh, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp:
Review phim là việc sử dụng bộ phim gốc để thực hiện hoạt động tóm tắt nội dung, thể hiện quan điểm, lời bình và giải thích rõ hơn nội dung của bộ phim. Đây được xem là tác phẩm phái sinh theo quy định quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019. “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.”
– Hành vi review phim không thuộc các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019. Do đó đây là hành vi sử dụng tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả.
– Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 thì hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Hoặc sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật được coi là những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Từ những quy định trên việc “review phim” mà không được sự đồng ý của tác giả và không thuộc một trong những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép thì được xem là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy đinh :”Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.” Do đó Giảng viên không được xem là đồng tác giả trong trường hợp này.
Theo điểm e Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 :”e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;”.Do đó bạn biểu diễn bài hát trong cuộc thi văn nghệ của trường không nhằm mục đích thương mại thì được phép biểu diễn mà không cần phải xin phép nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của bài hát đó.