Tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp; nhiều bệnh viện bị phong tỏa do phát hiện những ca dương tính mới. Nhưng với chức năng của một bệnh viện; không thể dừng tiếp nhận bệnh nhân. Nhiều bệnh viện đã chọn cách giới thiệu bệnh nhân đi những bệnh viện khác. Tuy nhiên; trong một số trường hợp khẩn cấp; lại có những bệnh viện, phòng khám lo sợ bị phong tỏa mà từ chối bệnh nhân. Do bị từ chối; một số bệnh nhân đã không qua khỏi. Vậy Hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:
“Được biết; bà T.K (50 tuổi) tức ngực, khó thở nên được người thân đưa đến Phòng khám Đa khoa Phúc Khang An (Thuận Giáo, Thuận An); nhưng không được bảo vệ cho vào cấp cứu mà chỉ đi nơi khác dẫn đến hậu quả bà K tử vong trên đường. Tương tự, ông N.D (57 tuổi) có tiền sử huyết áp cao, có dấu hiệu đột quỵ. Ông D chuyển biến nặng, khó thở, nôn ói nên được đưa đến Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc (TP.Dĩ An, Bình Dương). Tuy nhiên phòng khám này cho rằng bệnh ông D nặng quá nên chuyển đi nơi khác. Đến nơi khác cũng không được nhận, nên ông D tử vong.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám
Hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám; nếu gây ra hậu quả khiến bệnh nhân tử vong; có thể phải đối mặt với một trong hai tội danh sau:
Tội giết người
Theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám gây hậu quả chết người có thể đối mặt với hình phạt sau:
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: giết người nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Bên cạnh đó; hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám có thể đối mặt với những mức hình phạt sau:
Phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: dẫn đến hậu quả 02 người chết trở lên.
Giải quyết tình huống
Từ tình huống cho thấy; việc từ chối bệnh nhân của phòng khám có thể chia làm 02 trường hợp. Nếu hậu quả chết người không xảy ra; hành vi từ chối bệnh nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu có hậu quả chết người xảy ra; hành vi từ chối bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một trong hai tội danh: “Tội giết người” hoặc “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi giết người vì không muốn trả nợ bị xử lý thế nào?
- Giết người khi ăn nhậu do mẫu thuẫn, nam công nhân bị xử lý ra sao?
- Dùng mìn tự chế giết người bị như xử lý thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Phòng khám từ chối bệnh nhân do dịch bệnh Covid – 19“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi từ chối bệnh nhân của phòng khám khó có thể bị xử lý về tội vô ý làm chết người.
Nếu bác sĩ trong quá trình phẫu thuật, ca phẫu thuật không thành công khiến bệnh nhân tử vong thì khả năng cao bác sĩ sẽ bị xử lý về tội vô ý làm chết người. Trong đó lỗi của bác sĩ ở đây được xác định là lỗi vô ý do cẩu thả.
Hành vi bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.