Chào Luật sư! Trong xóm tôi có một hộ gia đình chuyên sản xuất các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng. Ngoài những loại phân bón được phép sản xuất, buôn bán, họ còn tự tạo công thức, mua nguyên liệu, thiết kế; in nhãn mác; bao bì sản phẩm và chỉ đạo nhân viên sản xuất ra những loại phân bón chưa được phép sản xuất; lưu hành rồi bán cho người dân sử dụng. Mới đây, hai vợ chồng họ đã bị công an bắt giữ. Cơ sở sản xuất cũng bị đình chỉ hoạt động. Vậy hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm bị xử lý như thế nào? Xin Luật sư giải đáp!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hàng cấm là gì?
Hàng cấm là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh.
Danh mục các hàng hoá loại này không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn; không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm không có tính chất như vậy như thuốc lá điếu của nước ngoài…
Trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến các hàng cấm cụ thể: hàng cấm là các chất ma tuý được quy định là đối tượng của các tội phạm về ma tuý: hàng cấm là vũ khí quân dụng, là vật liệu nổ, là chất phóng xạ, là chất độc, là văn hoá phẩm đổi trụy được quy định là đối tượng của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Cấu thành tội phạm tội buôn bán hàng cấm
Chủ thể
Chủ thể của tội làm giả con dấu là chủ thể thường chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Chủ thể tội phạm sản xuất, buôn bán hàng cấm ( Điều 190 Bộ luật Hình sự ) là công dân Việt Nam, người nước ngoài có đủ năng lực TNHS theo quy định của pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi sản xuất hàng cấm: là hành vi của người tham gia vào một công việc hay toàn bộ quá trình làm việc loại hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm được Nhà nước quy định.
Thủ đoạn của việc sản xuất hàng cấm có thể công khai hoặc bí mật; có thể tiếp tục sản xuất hoặc bằng cách đầu tư vốn cho người khác sản xuất… nhưng không ảnh hưởng đến dấu hiệu của tội phạm sản xuất.
Hành vi buôn bán hàng cấm: là hành vi mua đi; bán lại hoặc trao đổi hàng cấm nhằm mục đích thu lợi bất chính. Những điều hành trên cấu hình chỉ thành tội phạm khi thỏa mãn về số lượng và giá trị hàng hóa.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm bị xử lý như thế nào?
Khung 1
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232; 234; 244; 246; 248; 251; 253; 254; 304; 305; 306; 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
- Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
- Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a; b; c; d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
- Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
- Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
- Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
- Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
- Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
- Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể:
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ;
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân phạm tội bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 5 điều 190 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a; d; đ; e; g; h, i; k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;”.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải quyết vấn đề
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại điều 190 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, cá nhân phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu các hình phạt bổ sung khác như bị cấm đảm nhiệm chức vụ; phạt tiền, cấm hành nghề,…
Bên cạnh đó, pháp nhân phạm tội cũng có thể bị xử lý theo quy định. Pháp nhân phạm tội ngoài việc bị phạt tiền thì còn có thể bị đình chỉ hoạt động; cấm kinh doanh;….
Tội phạm này ngày càng diễn biến phức tạp. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của tội phạm, chúng ta cần phải báo với lực lượng chức năng để tiến hành làm rõ.
Mời bạn xem thêm
- Mang hồ sơ giả đi mở tài khoản ngân hàng bị xử lý như thế nào?
- Làm giả hợp đồng mua bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
- Mạo danh người khác để lừa đảo bị xử lý như thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay pháp luật có quy định rất rõ về sản phẩm, hàng hóa nhái hoặc làm giả khi chứa một trong những dấu hiệu như sau:
+ Giả về chất lượng và công dụng của sản phẩm
+ Giả về nhãn hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm
+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ
+ Giả mạo về tem, nhãn, bao bì sản phẩm
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.