Hành vi sử dụng các hình ảnh, tin nhắn tống tiền người khác hiện nay không còn là hiện tượng xa lạ. Đây là những hành vi vi phạm tới những quy định của pháp luật. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nam thanh niên đã tống tiền một nữ sinh bằng video quay lén.
Tóm tắt vụ việc
Bùi Trung Kiên (SN 1996, trú xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang) dùng máy điện thoại đánh cắp của nạn nhân vào Facebook lưu trên máy và đổi thành tên khác.
Sau đó, Kiên dùng Facebook đã đổi tên gửi các video mà đối tượng quay trộm nạn nhân đang tắm và đe dọa sẽ đăng trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, yêu cầu đưa 30 triệu đồng để xóa video.
Đến 17h ngày 11/8, nạn nhân và đối tượng thống nhất sẽ gặp và giao nhận tiền. Đến điểm hẹn, nạn nhân đưa cho đối tượng 3 triệu đồng và yêu cầu xóa những video nói trên nhưng đối tượng không thực hiện mà lên xe bỏ đi.
Ngay sau đó, nạn nhân đã tố cáo hành vi của đối tượng lên Công an huyện Vũ Quang và đơn vị này đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng cùng tang vật.
Vậy với hành vi tống tiền bằng video quay lén sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi tống tiền bằng video quay lén có phải là hành vi cưỡng đoạt tài sản không?
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực; thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản; của người có trách nhiệm về tài sản như:
Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình; doạ sẽ tố cáo việc phạm tội; hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…
Như vây, trong trường hợp này; hành vi tống tiền bằng video quay lén là một hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản?
Mặt khách quan của tội phạm
Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
– Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.
– Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
– Lưu ý, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên; không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân); nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
Hành vi tống tiền bằng video quay lén bị xử lý như thế nào?
Hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 170, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:
Khung 1:
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
Khung 4:
Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung của hành vi tống tiền bằng video quay lén
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Giải quyết tình huống
Trong trường hợp này, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra về vụ việc trên. Căn cứ vào những hành vi vi phạm mà đối tượng đã thực hiện cũng như các tình tiết đã được cập nhật; đối tượng Kiên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cưỡng đoạt tài sản. Với tội danh này, mức án thấp nhất sẽ là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trộm cắp tài sản đối với người dưới 14 tuổi có bị truy cứu TNHS hay không?
Vay tiền nhưng cố tình không trả thì phải xử lý như thế nào ?
Trộm thú cưng bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi quay lén để tống tiền bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực; nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực; còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.