Theo báo chí đưa tin, năm 2019, một đối tượng có tên Đ.V.T (SN 1980, ở xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã mua khẩu súng K54, 10 viên đạn với giá 10 triệu đồng, để trên ô tô để phòng thân. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, hành vi này là hành vi bị cấm. Vậy, Hành vi mua súng quân dụng để phòng thân có bị phạt tù theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
Nội dung tư vấn
Súng quân dụng là gì?
Súng quân dụng là một loại vũ khí quân dụng, được chế tạo; sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp; được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác; theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; và công cụ hỗ trợ 2017 để thi hành công vụ.
Vũ khí quân dụng có tính sát thương đặc biệt nghiêm trọng; do đó pháp luật quy định vũ khí quân dụng thuộc quyền quản lý độc quyền của nhà nước. Nhà nước có quyền quản lý, cấp phép sử dụng cho các cơ quan; cá nhân theo quy định của pháp luật. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chúc sản xuất, vận chuyển, tàng trữ; chiếm đoạt trái phép vũ khí quân dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mua súng quân dụng để phòng thân có vi phạm pháp luật?
Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều; làm con người rơi vào tâm lí lúc nào cũng phải bảo vệ mình, người thân xung quanh mình. Tuy nhiên việc hiểu tự vệ phòng thân mà được pháp luật quy định; ở mức độ nào là không phạm tội thì theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; đã quy định về phòng vệ chính đáng.
Phòng vệ chính đáng là có hành vi chống trả ở mức cần thiết; đối với hành vi gây hại tới tính mạng, sức khỏe của mình và những người khác; quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước tổ chức.
Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017; quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí; vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày; triển lãm, đồ gia bảo.
Như vậy, cá nhân không được sử dụng bất kì vũ khí nào với mục đích khác; cho dù là mục đích tự vệ. Tuy biết tự vệ là tốt cho bản thân; tuy nhiên nhiều người lợi dụng tự vệ để làm ảnh hưởng tới người khác; nên tới bây giờ luật vẫn chưa hợp pháp hóa vấn đề sử dụng vũ khí để tự vệ. Bất kì ai sử dụng vũ khí nhằm tự vệ đều trái pháp luật.
Hành vi mua súng quân dụng để phòng thân có bị phạt tù theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 304, Bộ Luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Theo đó, đối với các loại vũ khí quân dụng, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thì khung hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân. Các mức hình phạt khác tùy thuộc vào tính chất phạm tội của từng loại tội phạm đã được quy định cụ thể như trên.
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Mua súng quân dụng K54 để phòng thân là hành vi bị phạt tù mấy năm?
Theo báo chí đưa tin, năm 2019; một đối tượng có tên Đ.V.T (SN 1980, ở xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã mua khẩu súng K54; 10 viên đạn với giá 10 triệu đồng, để trên ô tô để phòng thân.
Tại CQĐT, T. khai, cuối năm 2013, T. mua khẩu súng của một đối tượng; tên là M. tại Móng Cái, Quảng Ninh với giá 10 triệu đồng, để trên ô tô để phòng thân.
Như vậy, căn cứ Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, hành vi của T. có thể bị xử phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. Nếu có thể các yếu tố khác như: có tổ chức, làm chết người,… thì mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?
Câu hỏi thường gặp
Súng bắn đạn cao su được coi là một loại công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 11 điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% bằng công cụ hỗ trợ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.