Hóa đơn đỏ hiện nay là một trong những loại hóa đơn thông dụng, phổ biến nhất trên thị trường. Hóa đơn đỏ thể hiện bằng chứng về việc mua bán hàng hóa dịch vụ bên cạnh đó còn là căn cứ để hạch toán thu chi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều đối tượng, doanh nghiệp đã có hành vi mua hóa đơn đỏ để trục lợi cho bản thân. Vậy hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không? Nếu bị phạt thì bị xử lý như thế nào? Dưới đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về Hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Hoá đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng đây là loại hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp đăng ký mẫu ở cơ quan thuế và in ra.
Đây là hóa đơn thông dụng và phổ biến. Hóa đơn là chứng từ thương mại được phát hành nội bộ và không được khấu trừ đầu vào. Hóa đơn đỏ có giá trị về mặt pháp lý, được ban hành bởi Bộ tài chính. Hóa đơn đỏ tách riêng giá trị hàng hóa và giá trị tang thêm của hàng hóa và được khấu trừ đầu vào.
Hóa đơn đỏ được áp dụng đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các trường hợp: Bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nước; Cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế; xuất nhập khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan; Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ với các quốc gia khác.
Lợi ích của hoá đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là một trong những loại hóa đơn, chứng từ quan trong của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nhằm để ghi nhận các thông tin trên hàng hóa sản phẩm các dịch vụ bán hàng, khi công ty kinh doanh các hoạt động vận tải quốc tế, khi bán hàng vào các khu phi thuế quan, xuất khẩu hàng hóa cho đối tác nước ngoài để kê khai, tính thuế VAT theo quy định của pháp luật.
Hóa đơn đỏ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ và được sử dụng giúp bên mua hàng hóa, dịch vụ chứng thực với kế toán công ty đã mua hàng hóa tại ngày tháng cụ thể với số lượng và giá cả ra sao. Ngoài ra hóa đơn đỏ còn làm căn cứ xác định số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (nếu hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng).
Mua bán hóa đơn đỏ bao gồm những hành vi nào?
Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
– Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
– Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
– Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
– Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không?
Hành vi mua hóa đơn đỏ không vi phạm pháp luật
Trường hợp 1: Mua hóa đơn đỏ không vi phạm pháp luật
Việc mua hóa đơn đỏ không vi phạm pháp luật nếu được tiến hành mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại chi cục Thuế trực thuộc, nơi doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ những đối tượng quy định mới được phép mua và sử dụng hóa đơn đỏ của cơ quan thuế, gồm:
– Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh
– Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài hay ban quản lý dự án,…
– Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế GTGT
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.
Hành vi mua hóa đơn đỏ vi phạm pháp luật
Trường hợp 2: Mua hóa đơn đỏ vi phạm pháp luật
Các trường hợp mua hóa đơn đỏ không phải tại chi cục Thuế trực thuộc đều vi phạm pháp luật.
Hiện nay, vẫn còn việc các doanh nghiệp, tổ chức mua hóa đơn đỏ tại các “chợ đen” vì muốn trốn thuế thu nhập, che dấu tình trạng hoạt động thực tế,…đây là hành vi vi phạm pháp luật và hóa đơn đỏ này sẽ thuộc trường hợp hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Tùy từng mức độ và số lượng hóa đơn đỏ đã mua có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Khoản 2 Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định: “ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”
Hành vi mua hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?
Để hành vi mua bán hóa đơn đơn đỏ cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì hành vi mua bán hóa đơn đỏ phải thuộc một trong các trong các trường hợp sau:
– Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
– Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
Cụ thể tại theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định mức xử phạt các cá nhân, tổ chức phạm tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:
Đối với cá nhân
– Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với trường hợp mua bán trái phép hóa đơn dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng với pháp nhân thương mại mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề tạm ngừng doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục làm giấy khước từ tài sản chung năm 2023
- Mức xử phạt khi chậm nộp tiền thuế chuyển nhượng nhà đất năm 2023
Câu hỏi thường gặp
– Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh.
– Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bao gồm cả hợp tác xã; nhà thầu nước ngoài hay ban quản lý dự án,…
– Các tổ chức; doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế GTGT.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in; đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in; đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.
Tại Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 số 31/2013/QH13, ban hành ngày 19/6/2013, Quốc hội đã quy định phương pháp khấu trừ sẽ chỉ áp dụng với các đối tượng là các cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Cụ thể bao gồm:
– Các cơ sở kinh doanh có doanh thu mỗi năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đạt khoảng 1 tỷ đồng trở lên, ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh.
– Các cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện sẽ áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế, ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh.
Như vậy, căn cứ các quy định pháp luật liên quan tới hóa đơn đỏ bên trên thì các hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng được khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Điều này đồng nghĩa rằng: các hộ kinh doanh cá thể sẽ không được xuất hóa đơn đỏ.
Trường hợp các hộ kinh doanh muốn được xuất hóa đơn đỏ thì bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về hóa đơn đỏ hiện hành.
Để đảm bảo tính hợp pháp, các tổ chức; doanh nghiệp phải tiến hành mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại chi cục Thuế trực thuộc nơi doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh.