Ngày 2/9, tại khu vực phường Hương Sơn; Đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với Đội CSGT-TT Công an TP Thái Nguyên tiến hành; kiểm tra một xe ô tô phát hiện một cá thể nghi là mèo rừng. Hành vi mua bán, nuôi nhốt mèo rừng đã từng được phát hiện trong nhiều vụ việc. Vậy, Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Nội dung tư vấn
Mèo rừng có phải động vật hoang dã quý hiếm?
Mèo rừng là một phức hợp loài gồm hai loài mèo rừng nhỏ; mèo rừng châu Âu và mèo rừng châu Phi, có nguồn gốc từ châu Âu; Tây Á và châu Phi.
Đặc điểm nhận dạng là chúng có hình dáng và thể trạng tương tự như một con mèo; đã được thuần hóa, tuy nhiên màu sắc lông của những con mèo hoang dã này; có màu vàng nhạt, sọc nâu đen hoặc có đốm, phần bên dưới của nó màu xám hoặc đôi khi là màu đen tuyền. Theo các nhà khoa học, đó là kết quả của việc Lai tự nhiên với gióng mèo nhà.
Mèo rừng là động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ; có nguy cơ bị tuyệt chủng ( thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm (danh mục IIB); theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và hiện đang được Quỹ động vật hoang dã WWF bảo tồn tự nhiên. Như vậy, hành vi mua bán mèo rừng là hành vi mua bán động vật hoang dã quý hiếm
Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/ND-CP); hành vi mua bán động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có thể bị xử phạt hành chính lên tới 500 triệu đồng; nếu giá trị việc mua bán từ trên 160 triệu đồng.
Như vậy, đối với các hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ chỉ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ, tính chất của hành vi đó.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi hành vi đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017
Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền lên tới 1,5 tỉ đồng; hay đi từ lên tới 12 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Xử phạt 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép mèo rừng
Ngày 2/9, tại khu vực phường Hương Sơn, Đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với Đội CSGT-TT Công an TP Thái Nguyên tiến hành kiểm tra một xe ô tô phát hiện một cá thể nghi là mèo rừng.
Bước đầu xác định, cá thể nghi là mèo rừng trên của Đ.A.T (SN 1996) mua của một người không quen biết qua mạng xã hội.
Qua xác định của Chi Cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, cá thể trên là mèo rừng, thuộc danh mục nhóm IIB, Quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Như vậy, tùy theo giá trị của hai cá thể mèo rừng mà các đối tượng định đem đi bán, các đối tượng có thể bị xử phạt hành chính theo các mức độ được quy định tại Điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?
Câu hỏi thường gặp
Mèo rừng là một phức hợp loài gồm hai loài mèo rừng nhỏ, mèo rừng châu Âu và mèo rừng châu Phi. có nguồn gốc từ châu Âu, Tây Á và châu Phi.
Mèo rừng là động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, có nguy cơ bị tuyệt chủng ( thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm (danh mục IIB) theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và hiện đang được Quỹ động vật hoang dã WWF bảo tồn tự nhiên.
Có. Khi hành vi đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017