Lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, người dân khó khăn về tài chính; có những đối tượng dùng nhiều chiêu thức lừa đảo qua mạng; với cách thức đánh vào tâm lý hám lợi, muốn kiếm tiền nhanh. Mới đây, Công an TP.HCM vừa phát đi cảnh báo để người dân đề phòng; cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo qua App. Vậy, Hành vi lừa đảo việc làm qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Lừa đảo là gì?
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin ;nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua; và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật ;mà tin tưởng ủng hộ mình.Để thực hiện thành công việc ;chiếm đoạt những của cải, tài sản của người khác; thì người có hành vỉ lừa đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như; thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo rất hay, rất tốt ;nhưng không đúng về bản chất của vật hoặc của sự việc
Hành vi lừa đảo việc làm qua mạng
Lừa đảo việc làm qua app
Cụ thể, lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn về tài chính, các ổ nhóm lừa đảo tinh vi xuất hiện; đánh vào tâm lý hám lợi, muốn kiếm tiền nhanh của một số người. Có thể cả các chủ thể có chức vụ, quyền hạn cũng tham gia lừa đảo
Khá phổ biến hiện nay là các đối tượng đăng tin trên mạng xã hội; quảng cáo về cách kiếm tiền tại nhà bằng cách tham gia các App quảng cáo trên mạng. Với mô hình này, người tham gia phải thực hiện 4 nhiệm vụ “ảo”; gồm: khu thực tập, khu sơ cấp khu trung cấp và khu cao cấp, tương ứng với mức hoa hồng lần lượt 2%, 3%, 4% và 7%.
Ban đầu, người chơi phải nạp tiền, khoảng dưới 2 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ ở “khu thực tập” hoặc “khu sơ cấp”. Trong thời gian khoảng 10 phút sau đó, người chơi nhanh chóng kiếm được tiền hoa hồng và được chuyển lập tức về tài khoản.
Vì hám lợi, người tham gia sẽ tiếp tục nạp số tiền lớn hơn để thực hiện nhiệm vụ ở “khu trung cấp” và “khu cao cấp” nhằm kiếm được khoản hoa hồng lớn hơn. Nhưng lúc này, tiền hoa hồng sẽ không được rút, chuyển về tài khoản mà App yêu cầu phải nộp tiền thêm vào. Càng nộp thêm tiền, người tham gia càng bị chiếm đoạt số tiền lớn hơn.
Lừa đảo qua việc mua khóa học
Theo hướng dẫn của hình thức này, muốn làm công việc đánh giá sản phẩm, người dùng phải vào một website khác để đăng ký khóa học. Số tiền đăng ký là 495.000 đồng. Sau khi chuyển khoản, mới bắt đầu tiếp cận công việc.
“Công việc đơn giản với mức lương từ 5.000- 20.000 đồng/bài. Họ cho sẵn sườn bài, chỉ cần copy dán là được, không cần suy nghĩ gì nhiều. Tôi không nhất thiết phải dùng qua sản phẩm mới viết đánh giá được, cứ viết tốt hết là được”
Bên cạnh đó, các thành viên sẽ được thưởng 250.000 đồng nếu mời được thêm người tham gia. Công việc này thực chất chỉ là hình thức, mục đích của người thuê viết là bán khóa học.
Lừa đảo việc làm cắt mác quần áo qua mạng
Người lao động muốn nhận công việc gia công cắt mác quần áo tại nhà phải chuyển khoản trước số tiền 500.000 đồng để đặt cọc nhận hàng. Sau đó, lại yêu cầu phải chuyển thêm 1,5 triệu đồng để đóng “bảo hiểm hàng hóa”. Khi nào xuất hóa đơn giao hàng sẽ được trả lại.
Tuy nhiên, đến khi xuất hàng hóa, đối tượng gửi cho đường link và hướng dẫn làm theo để nhận lại số tiền chuyển khoản lúc đầu. Nếu như bấm vào link có thể mất hết các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.
Hành vi lừa đảo việc làm qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Người có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật tùy vào mức độ vi phạm, tính chất nguy hiểm của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo luật lừa đảo qua mạng.
Xử lý hành chính
Người thực hiện các hành vi lừa đảo nếu chiếm đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) thì tùy vào tính chất của các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, người vi phạm có thể chịu mức phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng khi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trách nhiệm hình sự
Người thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) hoặc dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Theo đó, mức phạt có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tùy theo tính chất, mức độ, mức phạt cao nhất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên tới 20 năm hoặc tù chung thân.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi lừa đảo việc làm qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Thanh niên vận chuyển ma túy đến nơi cách ly thì bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với hành vi được quy định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.