Ngày 13/10, Phòng An ninh Kinh tế – Công an tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công an huyện Bắc Quang kiểm tra, phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ Măng gan thuộc thôn Bản Buốt, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang. Quá trình điều tra xác định, các đối tượng đã tiến hành khai thác khoáng sản là quặng sắt – Măng gan từ đầu tháng 7/2021, đến thời điểm bị phát hiện, khối lượng khoáng sản đã khai thác trái phép trên 4.000 tấn, được các đối tượng vận chuyển đi tiêu thụ tại tỉnh Thái Nguyên và thu lời bất chính số tiền trên 3,5 tỷ đồng. Vậy hành vi khai thác khoáng sản lậu bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Luật Khoáng sản năm 2014
Nội dung tư vấn
Hành vi khai thác khoáng sản trái phép là gì?
Theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2014:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất được tích tụ ở thể rắn; lỏng; khí trong lòng đất; trên mặt đất bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở bãi thải của mỏ .
Như vậy, vàng có thể coi là một loại khoáng sản. Khi khai thác tài nguyên vàng phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản; cũng như giấy phép khai thác khoáng sản trong những trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép khai thác.
Hành vi khai thác khoáng sản trái phép là hành vi khai thác khoáng sản mà không tuân theo các quy định của pháp luật.
Hành vi khai thác khoáng sản lậu bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Hành vi khai thác khoáng sản lậu có thể bị xử phạt về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Khung hình phạt
Khung 1
Hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu; thăm dò; khai thác tài nguyên nước; dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
- Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Có tổ chức;
- Gây sự cố môi trường;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Pháp nhân thương mại vi phạm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Khung 1
Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng trong các trường hợp:
- Pháp nhân thương mại khai thác khoáng sản (vàng) trái phép; thu lợi bất chính từ nghiên cứu; thăm dò; khai thác tài nguyên nước; dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu; thăm dò; khai thác tài nguyên nước; dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
- Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Có tổ chức;
- Gây sự cố môi trường;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Hình phạt bổ sung
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hành vi khai thác vàng trái phép là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Cá nhân, pháp nhân có hành vi khai thác vàng trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, chũng ta phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hành vi này.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hành vi khai thác khoáng sản lậu bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục mở công ty khai thác thủy hải sản
- Trộm cắp tài sản có giá trị lớn bị xử phạt ra sao theo quy định?
- Thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay
Câu hỏi liên quan
Tài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.
Có thể thấy; tùy vào mức độ mà hành vi khai thác cát trái phép có thể phải đối mặt với trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Trên thực tế, hành vi khai thác cát của 4 đối tượng trên đã đối mặt với mức phạt hành chính 150 triệu đồng một người. Bởi khối lượng cát phát hiện tại thời điểm bắt giữ các đối tượng là 54 mét khối cát.
Thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Theo đó, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).