Trong khi dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh chóng; bên cạnh nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân đồng lòng chống dịch còn xuất hiện nhiều tâm lý chủ quan, lơ là. Điều đáng lo ngại, nhiều cá nhân cố tình không khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối; che giấu bệnh của mình và người thân. Mới đây, một người phụ nữ 48 tuổi, từ TP.HCM về Hậu Giang nhưng khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh. Vậy, Hành vi khai báo y tế gian dối làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Khai báo y tế là gì?
Khai báo y tế là việc người dân cung cấp thông tin y tế cá nhân; trong đó nhất là những thông tin về lịch sử nơi đi; nơi ở và nơi đến nhằm mục đích kiểm soát và phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân. Kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết; chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19; tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch…)
Hành vi khai báo y tế gian dối
Đây là cung cấp sai sự thật thông tin y tế cá nhân vì mục đích trốn tránh cách ly hay nhằm mục đích cá nhân khác.
Điều này xuất phát từ tâm lý chung; không muốn bản thân gặp phải trường hợp phải cách ly tập trung; phải xa gia đình hay nơi sinh sống. Ngoài ra, còn là tâm lý lo sợ bị pháp luật xử phạt nếu bản thân vi phạm quy tắc phòng dịch của Nhà nước. Do đó, nhiều đối tượng sẽ thực hiện hành vi khai báo gian dối; nhằm qua mắt lực lượng phòng dịch; nhưng hành vi này lại tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm lây lan dịch bệnh.
Hành vi khai báo y tế gian dối làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào?
Trường hợp xử lý hành chính
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Theo đó, nếu phát hiện bản thân hoặc người khác có triệu chứng mắc Covid-19 mà không kịp thời thời khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối thì có thể bị phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, việc không khai báo hoặc khai báo không trung thực cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117 với mức phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC quy định: Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Như vậy, người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối khiến lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, mức phạt của người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
Trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên, người phạm tội thậm chí còn có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 10 – 12 năm.
Hành vi khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh ở Hậu Giang bị xử lý như thế nào?
Theo điều tra, sáng 9/8, bà N.T.T.H từ quận Gò Vấp lên xe tải có đăng ký luồng xanh để qua các chốt kiểm dịch và về một nhà trọ ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Ba ngày sau, bà H. cùng tài xế chở rau củ lên huyện Bình Chánh, TP.HCM bán rồi quay về thị trấn Một Ngàn trong đêm.
Ngày 14/8, người phụ nữ này cùng tài xế đến nhà người anh ruột ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp thì chính quyền địa phương phát hiện yêu cầu khai báo y tế. Bà H. và tài xế khai báo gian dối về lịch trình và đường đi, chỉ khai đi mua bán tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, không đến TP.HCM.
Tối 15/8, Trạm y tế xã Trường Long A test nhanh thì bà H. 2 lần đều dương tính với SARS-CoV-2 nên đưa đi cách ly tập trung. Kết quả xét nghiệm PCR cũng khẳng định bà Hương dương tính. Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng đã đưa 17 F1 tiếp xúc gần với bà H. đi cách ly tập trung. Trong đó có 1 người có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính.
Như vậy, hành vi của bà H. bị truy cứu hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi từ chối tiêm vacxin Covid-19 bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
- Người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có những dấu hiệu gì?
- Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Câu hỏi thường gặp
Mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân. Kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết; chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19; tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch…)
Hành vi chạy bộ trong thời gian giãn cách không bị coi là hành vi làm lây lan dịch bệnh; nhưng đây được coi là hành vi vi phạm chỉ thị 16 về phòng, chống dịch bệnh Covid -19.