Chào Luật sư, tôi vừa trả qua một kỳ nghỉ dưỡng tại một khách sạn A tại Phan Thiết, trong quá trình nghỉ dưỡng tại đây tôi đã bị giữ lại căn cước công dân. Và theo như tôi biết hành vi giữ căn cước công dân như trên là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi hành vi giữ giấy tờ của người khác có bị phạt tù? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một thực trạng đáng báo động trong các gành du lịch tại Việt Nam đó chính là việc khi lưu trú tại các khách sạn, bạn sẽ bị các chủ khách sạn giữ lại chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà các chủ khách sạn cần biết để tránh tiền mất tật mang và danh tiếng khách sạn của mình bị ảnh hưởng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì hành vi giữ giấy tờ của người khác có bị phạt tù?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc hành vi giữ giấy tờ của người khác có bị phạt tù?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Giấy tờ nào được xem là giấy tờ tuỳ thân?
Thứ nhất, Chứng minh nhân dân:
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, Căn cước công dân:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, hộ chiếu:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
– Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân
Quy định về việc giữ giấy tờ cá nhân của bản thân
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu như sau:
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chiếm hữu công khai như sau:
– Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
– Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu như sau:
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Chủ sở hữu các loại giấy tờ được sử dụng gì?
Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sử dụng như sau:
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sử dụng của chủ sở hữu như sau:
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Hành vi giữ giấy tờ của người khác có bị phạt tù?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Vấn đề “Hành vi giữ giấy tờ của người khác có bị phạt tù?″ đã được Luatsu X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia thừa kế nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt giầy tờ của bản thân như sau:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý giấy tờ như sau:
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
– Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.
– Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
– Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.