Liên quan đến vụ việc một tài xế ở Vĩnh Phúc; khi hông được đi qua chốt “luồng xanh” đã chống đối bằng cách dừng xe trộn bê tông giữa đường để gây ùn tắc và sau đó bỏ chạy. Đối tượng sau đó đã bị khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ. Hành vi chống người thi hành công vụ là những hành vi gì?Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh bị xử lý như thế nào theo quy định? . Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017.
Nội dung tư vấn
Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh là hành vi chống người thi hành công vụ
Chống người thi hành công vụ là cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
Theo Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:
“Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Đối tượng tác động của hành vi này là người đang thi hành công vụ; khiến xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong khi thực hiện nhiệm vụ
Xử phạt vi phạm hành chính khi chống người thi hành công vụ
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hình sự khi chống người thi hành công vụ
Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017 như sau:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.“
Như vậy, mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù.
Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh bị xử lý như thế nào theo quy định?
Theo thông tin báo chí, anh N.H.T biết không thuộc diện xe ưu tiên nhưng vẫn đi vào “luồng xanh” nhằm không phải khai báo y tế. Bị cảnh sát làm nhiệm vụ tại chốt yêu cầu Tuyên dừng xe, xuống khai báo theo quy định, tài xế này không chấp hành mà dừng xe, đóng cửa với mục đích gây ùn tắc, buộc cảnh sát “xả trạm”.
Hành vi của anh T làm ảnh hưởng tới việc điều tiết giao thông, kiểm soát dịch bệnh của nhà chức trách.
Căn cứ các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội; hành vi của anh T bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với Tội chống người thi hành công vụ. Căn cứ theo Điều 330 Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự, anh T có thể bị xử phạt từ 06 tháng cho đến 3 năm tù giam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Phân tích tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự hiện hành
- Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
- Đánh người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khách thể ở tội này là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ; hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.