Ngày 08/09/2021, Đội CSGT Đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công an xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) dùng xuồng máy truy đã vây bắt thành công 5 đối tượng đang có hành vi sử dụng kích điện đánh bắt cá trái phép trên lòng hồ Hòa Bình. Tang vật thu giữ bao gồm: 4 chiếc thuyền vỏ kim loại có gắn động cơ (loại nhỏ dân sinh); 4 bộ kích điện; 4 bình ắc quy cùng một số vật dụng có liên quan. Vậy, hành vi dùng kích điện để đánh cá trên hồ bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi dùng kích điện đánh cá trên hồ có thể bị xử phạt với tội danh huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản theo quy định tại 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là gì?
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý; xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thủy sản.
Hành vi dùng kích điện đánh cá trên hồ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điều 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản:
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản xâm phạm đến chế độ quản lý; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
- Sử dụng chất độc; chất nổ; các hóa chất khác; dùng điện hoặc các phương tiện; ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
- Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm; trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
- Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo quy định của Chính phủ).
- Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).
- Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Về hậu quả
Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là:
- Thiệt hại về tính mạng: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).
- Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).
- Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản; làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).
- Gây ô nhiễm môi trường.
Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng; nếu thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nêu trên mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hình phạt
Khung 1: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
- Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
- Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
Khung 2: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ;
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải quyết vấn đề
Có thể thấy ở trên, tang vật thu giữ bao gồm có 4 chiếc thuyền vỏ kim loại có gắn động cơ; 4 bộ kích điện; 4 bình ắc quy. Cơ quan công an trực tiếp phát hiện 05 đối tượng này đang đánh bắt thuỷ sản trái phép trên hồ Hoà Bình. Do đó, các đối tượng này có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản. Tội phạm này gây nguy hiểm cho xã hội. Cho nên, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm, người dân phải tố giác với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hành vi dùng kích điện đánh cá trên hồ bị xử lý như thế nào?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Mời bạn đọc xem thêm
- Khai thác cát trái phép bị xử phạt như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay
- Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điều 5 Luật thuỷ sản 2017: các nguyên tắc hoạt động thuỷ sản bao gồm:
Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Khai thác nguồn lợi thủy sản phải gắn với bảo vệ; tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản.
Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.