Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Cố ý gây thương tích khi đòi nợ theo quy định bị xử lý như thế nào?

Thùy Linh by Thùy Linh
Tháng 8 29, 2021
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Bãi nại có đi tù không?

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Nội dung tư vấn
  3. Đòi nợ thuê là gì? Dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định pháp luật hiện hành
  4. Cố ý gây thương tích là gì?
  5. Tội cố ý gây thương tích khi đi đòi nợ bị xử phạt như nào?
  6. Câu hỏi thường gặp

Cố ý gây thương tích khi “Đòi nợ thuê” một tình huống quen thuộc. Thiếu tiền mà lại muốn có ngay, có nhiều thì chỉ có thể là đi vay nặng lãi. Để đòi được nợ, nhiều người đã không màng đến các quy định của pháp luật. Chủ nợ không ngần ngại thuê người “Cố ý gây thương tích” cho con nợ. Đã không ít người vì đi vay phải chịu những nỗi đau về thể xác mà không thể lên tiếng.

Vậy thế nào là cố ý gây thương tích?. Hành vi cố ý gây thương tích khi đòi nợ bị xử lý như thế nào?. Liệu rằng hành vi đi đòi nợ thuê có còn được diễn ra nữa hay không?. Mời quý bạn đọc đồng hành với Luật sư X đi tìm câu trả lời cho mình nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Đòi nợ thuê là gì? Dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định pháp luật hiện hành

Đòi nợ thuê là loại hình kinh doanh có điều kiện. Khi đáp ứng những tiêu chí nhất định thì không vi phạm pháp luật. Trái lại đòi nợ thuê kiểu giang hồ sử dụng thủ đoạn sai trái thì là vi phạm pháp luật.

Trước đây để đảm bảo lợi ích cho chủ nợ nên luật cho phép đòi nợ thuê. Nhưng chủ nợ vì đòi tiền mà bất chấp các quy định bảo vệ quyền nhân thân của người khác. Hành động bất chấp này đã gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội. Kể từ đó việc đòi nợ thuê đã dần mang ý nghĩa vô cùng tiêu với đa số mọi người.

Kết quả là dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị loại bỏ kể từ ngày 01/01/2021.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Biểu hiện dưới các thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm. Hành vi xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Tội cố ý gây thương tích khi đi đòi nợ bị xử phạt như nào?

Căn cứ điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Có 5 mức khung phạt chính cho tội này.

Khung hình phạt thứ nhất

 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê.

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Khung hình phạt thứ hai

Cố ý gây thương tích mà hạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%. Nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1.

Khung hình phạt thứ ba

 Cố ý gây thương tích phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Khung hình phạt thứ tư

Cố ý gây thương tích phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Khung hình phạt thứ năm

Cố ý gây thương tích hạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên. Mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1.

Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Xem thêm:

  • Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào?
  • Vô ý gây thương tích cho người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
  • Cố ý đánh người khác bị xử phạt thế nào?
  • Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án cố ý gây thương tích

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tội cố ý gây thương tích khi đi đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102 để được tư vấn và hỗ trợ .

Câu hỏi thường gặp

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải làm gì?

Trình báo sự việc lên cho các cơ quan công an
Ngoài ra cần phải hết sức cảnh giác trước những chiêu lừa đảo; tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của mình cho người lạ

Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích có thể được hưởng án cải tạo không giam giữ không?

Theo quy định pháp luật hiện hành người phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác có thể được hưởng án cải tạo không giam giữ; quy định tại khoản 1 điều 134 bộ luật hình sự 2015. Ngoài ra còn có các quy định đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

Vay tiền nhưng không trả bị đi tù không?

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: cấm đòi nợ thuêTội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng là gì?

Mới nhất

Bãi nại có đi tù không

Bãi nại có đi tù không?

by Hương Giang
Tháng 8 16, 2024
0

Bãi nại là một thuật ngữ pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong các vụ...

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

by Ngọc Anh
Tháng 12 14, 2023
0

Xin chào Luật sư, tháng 7 vừa qua công ty tôi có thực hiện một đợt từ thiện cho các...

Sư thầy Thích Tâm Phúc bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

by Ngọc Anh
Tháng 12 8, 2023
0

Ngày 06/12/2023 vừa qua vụ việc "Sư thầy Thích Tâm Phúc" bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt...

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

by Hữu Duy
Tháng mười một 28, 2023
0

Nếu như bạn là một người quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội hay các tin...

Next Post
Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng

Có được bảo hộ quyền tác giả khi không đăng ký hay không

Có được bảo hộ quyền tác giả khi không đăng ký hay không?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x