Bức cung là hình thức được áp dụng phổ biến trong quá khứ nhằm thúc đẩy quá trình nhận tội của nghi phạm. Tuy nhiên, ngày nay, bức cung được coi là hành vi vi phạm nhân quyền, và không đảm bảo được tính khách quan, công bằng, minh bạch trong quá trình điều tra, hoạt động tố tụng. Vậy, hành vi bức cung trong hoạt động tố tụng bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Bức cung là gì?
Bức cung là dùng thủ đoạn trái pháp luật trong khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, buộc người bị xét hỏi phải khai sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
Hành vi bức cung trong hoạt động tố tụng bị xử lý như thế nào?
Theo luật pháp hiện hành, người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hành vi bức cung trong hoạt động tố tụng có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm
Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
- Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
Hành vi bức cung trong hoạt động tố tụng có thể bị phạt tù 07 năm đến 12 năm
Mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Làm người bị bức cung tự sát;
- Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Hành vi bức cung trong hoạt động tố tụng có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Làm người bị bức cung chết;
- Dẫn đến làm oan người vô tội;
- Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt khác
Ngoài các chế tài bên trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0936128102.
Câu hỏi thường gặp
Thủ đoạn trái pháp luật là có hành vi đe dọa, uy hiếp hay khủng bố tinh thần người bị xét hỏi một cách thô bạo như: dọa sẽ tra tấn, doạ sẽ bắt người thân, dọa bỏ đói, nhịn uống nếu không khai báo, hoặc dùng lý lẽ ngụy biện để dồn ép nhằm làm cho người bị xét hỏi phải khai theo ý kiến chủ quan của cán bộ, nhân viên tư pháp hoặc là dùng sức ép của nhiều người theo lối truy bức.
Hậu quả nghiêm trọng do bị bức cung là người bị thẩm vấn đã khai sai sự thật; làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan; phải huỷ án để điều tra, xét xử lại từ đầu; kết tội oan một người về một tội ít nghiêm trọng; bỏ lọt người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
Nói chủ thể của tội bức cung là chủ thể đặc biệt; vì đó là Điều tra viên; Kiểm sát viên làm công tác điều tra hoặc kiểm sát điều tra; Thẩm phán; Hội thẩm khi xét xử vụ án; cán bộ, chiến sỹ công an xã, phường khi tham gia hoạt động tư pháp (bắt người khi có lệnh của Viện kiểm sát nhân dân). Các chủ thể này có hiểu biết sâu sắc về pháp luật nhưng vẫn vi phạm.
Tội bức cung xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng, điều tra vụ án; và quyền tự do thân thể của công dân.