Trong các bộ phim truyền hình, có những cảnh phim có tình tiết bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc; để tăng sự hấp dẫn của bộ phim. Tuy nhiên, đây cũng là vấn nạn tiềm tàng trong xã hội; khi trên thực tế đã có ghi nhận về các vụ việc bắt cóc trẻ em. Vậy , Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Quy định pháp luật để bảo vệ trẻ em
Hiện nay theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc; sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, Liên Hợp Quốc quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi; và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ theo quy định Luật Trẻ em được Quốc hội; thông qua trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016; chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; quy định tại điều 1 như sau:
“ Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Như vậy, tùy thuộc vào mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà quy định tuổi trẻ em có sự khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam thì trẻ em được thống nhất giữa các bộ luật và văn bản Luật hiện hành để dễ dàng quản lý. Theo đó, trẻ em là những người dưới 16 tuổi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em năm 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật trẻ em 2016, thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
“ Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”.
Theo đó, hành vi bắt cóc trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật. Và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Theo đó, nếu hành vi bắt cóc trẻ em nhằm mục đích mua bán thì sẽ bị xử lý về Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu hành vi bắt cóc trẻ em nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 169 BLHS với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân
Hành vi bắt cóc trẻ em để mua bán bị xử phạt thế nào?
“Mua bán trẻ em” là một trong các hành vi sau đây được thực hiện đối với người dưới 16 tuổi, không phụ thuộc vào việc trẻ em bị mua bán có đồng tình hay không đồng tình:
a) Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương về tâm sinh lý của trẻ em để chuyển giao trẻ em đó cho người khác lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương về tâm sinh lý của nạn nhân để tiếp nhận trẻ em do người khác chuyển giao, có trả tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người chuyển giao;…
Trường hợp thông qua hình thức môi giới nuôi con nuôi, người môi giới đã chuyển giao trẻ em cho người khác để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và có cơ sở để xác định rằng người môi giới biết việc nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột sức lao động của trẻ em, lạm dụng tình dục hoặc nhằm lấy bộ phận cơ thể của trẻ em thì người môi giới và người nhận nuôi con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật hình sự.
Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền trẻ em
Các quyền quy định trong Luật trẻ em 2016 được giành cho mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em trai, trẻ em gái, nguồn gốc xã hội, dân tộc, tôn giáo, giàu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật… Việc quy định như vậy là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ, cũng như bị xử phạt đối với các hành vi như bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em,…Tuy nhiên, trẻ em gái luôn được ưu tiên, nhấn mạnh trong các chương trình hay dự án dành cho trẻ em do những đặc điểm về giới tính và những ràng buộc của phong tục tập quán. Điều này góp phần nâng cao ý thức của người dân và xóa bỏ vấn nạn phân biệt, bất bình đẳng giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Quyền trẻ em không làm giảm vai trò và uy tín của cha mẹ đối với con cái, ngược lại. Pháp luật về quyền trẻ em còn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng không thể thay thế của cha mẹ trong việc nuôi dạy, bảo vệ và hướng dẫn con cái. Các quy định cũng chỉ rõ rằng Chính phủ phải tôn trong và giúp đỡ gia đình hoàn thành trách nhiệm cao quý đó.
Bên cạnh Nhà nước, cộng đồng thì Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu, với khả năng tài chính của mình, trong việc thực hiện các quyền trẻ em trước hết ở trong gia đình. Trường hợp cha mẹ không có khả năng chăm sóc hoặc khó khăn về tài chính, cộng đồng và xã hội phải có trách nhiệm hỗ trợ trẻ em.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Bắt cóc hiếp dâm người dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi thuê người bắt cóc bạn gái của Đức là hành vi phạm tội bắt, giữ; hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: Người nào bắt, giữ người trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trừ trường hợp phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Điều 153; và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).
Hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.