Chào luật sư mới đây, tôi có xem trên mạng xã hội có thấy vụ việc hành khách trên một chuyến bay có sử dụng dao để gọt hoa quả. Theo như tôi được biết, khi lên máy bay thì không được mang dao hay vật sắc nhọn và ngay từ khâu kiểm tra an ninh đã kiểm tra hành lý khách hàng để đảm bảo không xảy ra tình trạng này. Luật sư cho tôi hỏi Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao?
Theo thông tin chúng tôi được biết, Ngày 18/7, đại diện Cục Hàng không cho biết hình ảnh xuất hiện trên chuyến bay VN208 hành trình TP.HCM – Hà Nội lúc 7h58 (ngày 18/7). Thời điểm xảy ra vụ việc, tiếp viên hãng bay đã phát hiện cặp vợ chồng lớn tuổi mang con dao dài khoảng 20 cm gọt trái cây. Tiếp viên này lập biên bản vụ việc bất thường và thu giữ con dao. Vậy Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao? Và nhân viên kiểm tra an ninh có bị phạt không?
Căn cứ pháp lý
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
Quyết định 1541/QĐ-CHK
Các đồ vật bị cấm mang lên máy bay
Theo Quyết định 1541/QĐ-CHK của Cục Hàng không Việt Nam về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay, các đồ vật nguy hiểm cấm mang lên máy bay bao gồm:
- Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay.
- Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định).
- Các chất hóa học như: Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt; Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm; Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm.
- Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng. Vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng như: các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ (rìu, dao phay); dao lam, dao rọc giấy, súng tự chế, súng phóng lao, súng cao su, các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 6cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; kéo có lưỡi dài trên 6 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc;
- Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay.
- Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng.
- Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.
Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao?
Theo vụ việc được ghi nhận. Hành khách mang dao lên tàu bay có thể bị xử phạt theo điểm e khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Theo đó, hành vi đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định có thể bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng.
“Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành khách mang dao lên máy bay nhân viên kiểm tra an ninh có bị xử phạt không?
Theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, nhân viên an ninh hàng không có 3 nhóm đó là : An ninh soi chiếu, an ninh cơ động và an ninh kiểm soát.
Theo đó, nhân viên an ninh soi chiếu có nhiệm vụ chính là kiểm tra giấy tờ, ngăn chặn hành khách mang vũ khí, vật liệu nổ và các vật dụng trái quy định vào khu vực hạn chế của sân bay. Họ thực hiện nhiệm vụ này bằng cách vận hành máy soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan.
Theo khoản 2 Điều 192 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 đã quy định rõ về việc hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hoá,… đều phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay
Để diễn ra trường hợp hành khách mang dao lên máy bay, không chỉ khách hàng bị xử lý vi phạm hành chính mà còn cần phải làm rõ trách nhiệm của nhân viên an ninh sân bay, đặc biệt là bộ phận soi chiếu hành lý.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 162/2018/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu hành vi của nhân viên an ninh có dấu hiệu uy hiếp đến an ninh hàng không, mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên tới 10 triệu đồng. Đồng thời, nhân viên an ninh hàng không có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 1 tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao??”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay;
Có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP:
Điều 11. Vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
Như vậy, với hành vi nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển, cô gái có thể bị xử phạt hành chính với lỗi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép. Với lỗi này sẽ bị xử phạt từ 1 triệu-3 triệu đồng