Kỷ luật là phẩm chất gì? Người có tính kỷ luật thể hiện như thế nào? Hành động nào là biểu hiện của kỷ luật? Cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung qua bài viết dưới đây.
Hành động nào là biểu hiện của kỷ luật?
Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước.
Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý:
Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.
Đối với các cơ quan nhà nước kỳ luật là khuôn mẫu nhất định buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải làm theo, nếu không thực hiện theo các quy tắc đó họ sẽ bị xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý.
Tính kỷ luật là tính cách của một cá nhân sau quá trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Tính kỷ luật của một cá nhân được thể hiện qua những vấn đề như sau:
- Có khả năng làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kỳ một cá nhân nào bên ngoài.
- Người có tính kỷ luật sẽ tự đề ra mục tiêu cho mình để cố gắng phấn đấu, vươn lên dựa trên quy định kỷ luật đó.
- Tính kỷ luật thể hiện ở việc ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan, cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật, chứ không chọn con đường tắt, sai trái.
- Tính kỷ luật thể hiện từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, dù chỉ là những tiểu tiết nhỏ nhưng không bao giờ vượt quá quy định kỷ luật.
- Tính kỷ luật của một người không phải là sự cứng nhắc, áp dụng một cách máy móc, mà từ những quy định kỷ luật đó có những sáng tạo, thực hiện mọi việc vì mục đích tốt nhất.
- Luôn tuân theo những quy định của nhà nước và pháp luật.
Hành động như thế nào là biểu hiện của kỷ luật?
Kỷ luật được thể hiện qua những đặc điểm chính như sau:
- Kỷ luật được tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của đất nước.
- Kỷ luật mang tính bắt buộc khi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức đều có những quy định riêng về kỷ luật.
- Kỷ luật thưởng được thể hiện, quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước.
Người có tính kỷ luật thể hiện như thế nào?
– Quyết tâm
Để rèn luyện tính kỷ luật là một điều vô cùng khó, nó đòi hỏi ở người rèn luyện sự quyết tâm vô cùng cao. Việc này cũng tốn rất nhiều thời gian để có thể thực sự phát huy hiệu quả. Để rèn luyện, bạn có thể đặt ra cho mình những mục tiêu mới mà mình chưa từng làm được. Ví dụ với mục tiêu học 100 từ mới mỗi ngày. Tính kỷ luật của bạn sẽ được trau dồi thêm một chút nếu ngày mai bạn vẫn thực hiện đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, cũng đừng vội lo lắng nếu bạn đã quyết tâm nhưng vẫn chưa thể giữ vững kỷ luật, hãy đặt ra cho mình từng mục tiêu nhỏ và thực hiện dần dần nhé.
– Can đảm
Để giữ được tính kỷ luật, bạn phải có trong mình lòng can đảm để vượt qua được những cám dỗ hay cả khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi thử thách khó vượt qua nhất lại chính là bản thân mình. Lòng can đảm sẽ xuất phát từ những bước đi nhỏ, những thành công nhỏ và được trau dồi lớn lên dần sau nhiều lần thành công. Từ đó bạn sẽ thấy mình có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và tính kỷ luật cũng được phát huy mạnh mẽ hơn.
– Tự định hướng
Đây cũng là một đặc điểm rất rõ nét của người kỷ luật. Chắc hẳn ít nhất ai trong số chúng ta cũng đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn, lạc hướng giữa cuộc đời không biết mình phải đi đâu làm gì. Khi tình huống này xảy ra, những người có tính kỷ luật thấp thường mặc kệ mọi thứ, chấp nhận buông xuôi. Tuy nhiên những người có tính kỷ luật cao lại không như vậy. Họ tự định hướng bản thân, cố gắng tìm ra con đường cho riêng mình và tiếp tục chiến đấu. Họ biết cách tự kéo bản thân ra khỏi những con đường lạc lối và xây dựng cho mình một lộ trình riêng biệt. Điều này là rất tuyệt vời.
Lợi ích của sống kỷ luật
Kỷ luật mang lại những lợi ích sau cho sự phát triển của xã hội:
Từ những con người tuân theo kỷ luật tạo nên một tập thể tuân theo kỷ luật, từ đó nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh, làm việc theo khuôn mẫu, chừng mực.
Giúp cho đời sống xã hội của con người được nâng cao lên, tránh được các tệ nạn trong xã hội, những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.
Kỷ luật giúp cho bộ máy nhà nước được vững mạnh hơn, là tấm gương để các cá nhân trong xã hội noi theo.
Kỷ luật không chỉ tạo nên thành công cho một tập thể, cộng đồng mà tạo nên sự thành công, sự phát triển cho cả một đất nước xã hội.
Mời bạn xem thêm:
- 10 Lời thề, 12 điều kỷ luật của quân đội là những lời nào?
- Các bước kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 124 BLLĐ năm 2019 đã liệt kê 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động; mà người lao động có thể bị áp dụng, đó là: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.
Theo quy định tại Điều 123. Bộ luật lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Pháp luật quy định không được xử lý kỷ luật lao động trong thời gian quy định tại khoản 4 điều 122 Bộ luật lao động 2019. Khi hết thời gian quy định đó, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.