Xin chào mọi người và Luật Sư. Trước khi tôi ký hợp đồng lao động, thì được yêu cầu tham gia thử việc trong một khoảng thời gian nhất định. Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc được không? Kết thúc thời gian thử việc được quy định như thế nào? Xin chào bạn! Để trả lời những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng được hay không?” sau đây?
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi chưa có hợp đồng chính thức.
Tại Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 quy định; “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động; hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
➞ Như vậy, có thể hiểu hợp đồng thử việc được xem như là một “khế ước” được xác lập giữa người sử dụng lao động (NDSLĐ) với người lao động (NLĐ) nhằm thỏa thuận các điều kiện liên quan đến việc làm. Hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức. Trong quá trình thử việc; người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện các quy định; và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc. Đây là giai đoạn quyết định khả năng được tuyển dụng chính thức hay không của NLĐ; và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa NLĐ với NSDLĐ.
Quy định về thời gian thử việc
Thời gian thử việc được ghi trong hợp đồng lao động dựa vào thỏa thuận giữa 2 bên là người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, thời gian thử việc sẽ phải tuân theo những quy định tại Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019. Cụ thể, các quy định về thời gian thử việc do 2 bên thỏa thuận căn cứ dựa vào tính chất; mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ thử việc một lần đối với một công việc; và bảo đảm các điều kiện dưới đây:
- Đối với công việc của một người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc không quá 180 ngày;
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên có thời gian thử việc không quá 60 ngày;
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung cấp; công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì có thời gian thử việc không quá 30 ngày;
- Đối với công việc khác không thuộc các nhóm trên; những công việc này chủ yếu không đòi hỏi trình độ kỹ thuật; chuyên môn cao và cũng không đòi hỏi bằng cấp hay còn gọi là công việc đơn giản; không cần thời gian thử việc dài nên thời gian thử việc thống nhất không quá 6 ngày.
Được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không ?
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 27, Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc chấm dứt; hủy bỏ hợp đồng lao động như sau:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc; hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo quy định này; người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thử việc; kể cả trường hợp chưa làm hết thời gian thử việc. Khi chấm dứt hợp đồng thử việc người lao động; và người sử dụng lao động hoàn toàn không cần báo trước; và không phải bồi thường.
Thời gian thử việc do người lao động; và người sử dụng lao động thỏa thuận tuy nhiên phải tuân thủ các nguyên tắc về thời gian thử việc sau:
- Thời gian thử việc không quá 180 ngày; đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày; đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày; đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng được hay không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Căn cứ Điều 25 Bộ luật này quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất; và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc; và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng được hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Bảo hộ bản quyền tác giả …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Hủy hoại tài sản đã kê biên
- Quy định về xử lý tài sản đã kê biên
- Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên
- Thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì lao động thử việc vẫn được trả lương, cụ thể được quy định tại Điều 26 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc kết thúc thời gian thử việc hợp đồng thử việc không phải là hợp lao động, trong thời gian thử việc bạn vẫn được nhận lương đầy đủ. Vì theo quy định trên thì trong thời gian thử việc, cả hai bên đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước cũng như sẽ không phải bồi thường gì cả nếu việc làm thử không đạt yêu cầu, bạn vẫn được quyền nhận đủ lương cho những ngày công bạn đi làm.
– Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì thử việc là việc công ty và người lao động thỏa thuận về việc thực hiện công việc trong thời gian nhất định trước khi tiến tới ký hợp đồng lao động.