Xin chào Luật sư, Tôi là Hà ở Ninh Bình. Thời gian trước khi tôi còn buôn bán tại nhà có cho một người cháu mượn chứng minh thư để làm sổ bảo hiểm xã hội do chưa đủ tuổi. Gần đây tôi có tham gia làm việc tại một phân xưởng giày da. Sau 2 tháng làm việc tôi nhận được thông báo của phòng tài chính là tôi có 2 quyển sổ bảo hiểm xã hội và cần phải gộp lại mới có thể được giải quyết các chế độ. Luật sư cho tôi hỏi gội sổ bảo hiểm như thế nào? Tôi cần gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của anh qua bào viết “Gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.
Như vậy, về nguyên tắc và theo quy định của pháp luật thì mỗi người lao động chỉ được sở hữu duy nhất 01 sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn trong việc hưởng các chế độ BHXH. Do đó, cần phải làm thủ tục gộp các sổ BHXH thành 1 sổ duy nhất, điều này sẽ giúp cơ quan BHXH dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý và ghi nhận quá trình đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Trước khi làm thủ tục gộp hồ sơ BHXH, người lao động cần kiểm tra lại các thông tin cá nhân của người tham gia bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch trên các sổ BHXH và có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thông tin cá nhân người lao động trùng khớp => thực hiện kiểm tra tiếp quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 2: Thông tin cá nhân người tham gia khác nhau => làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân để thông tin trên 2 sổ BHXH trùng khớp.
Hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH
Căn cứ theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH bao gồm:
- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);
- Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
- Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
Quy trình làm thủ tục gộp sổ BHXH
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nêu trên thì người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc có thể nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu? là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Theo đó, trong vòng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì trường hợp cơ quan cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày (có văn bản thông báo cho người lao động biết) thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.
Lưu ý: Căn cứ theo Điểm e, Điều 43 Quyết định 595, nếu người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?
Về địa điểm làm thủ tục và nộp hồ sơ gộp sổ BHXH Người lao động cần đến Cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi người lao động tham gia bảo hiểm.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh
Người lao động do thay đổi công việc hoặc làm việc tại 2 công ty ở 2 tỉnh thành khác nhau có thể xảy ra trường hợp sở hữu 2 sổ BHXH ở 2 tỉnh ở cả 2 tỉnh đó. Trong trường hợp này người lao động cần phải thực hiện gộp sổ BHXH theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại khoản b điều 27 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, thủ tục gộp sổ BHXH ở 2 tỉnh khác nhau sẽ cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
Nộp hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?
Theo đó, căn cứ quy định tại tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31, Văn bản số 2089/VBHN-BHXH nêu trên thì người tham gia BHXH đang làm việc tại công ty thì nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH quản lý.
Mời bạn xem thêm
- Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
- Chở 3 không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu đơn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết năm 2023
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ly dị đơn phương ở việt nam. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, căn cứ quy định tại tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31, Văn bản số 2089/VBHN-BHXH nêu trên thì người tham gia BHXH đang làm việc tại công ty thì nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH quản lý.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu? là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Theo đó, trong vòng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì trường hợp cơ quan cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày (có văn bản thông báo cho người lao động biết) thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.
Căn cứ theo Điểm e, Điều 43 Quyết định 595, nếu người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.