Tôi quen người chuyên cho vay lãi nên giới thiệu cho bạn thân tới vay 5.000 USD, lãi suất 500 USD tháng. Giao dịch không có giấy tờ. Tháng 4/2019, bạn tôi bỏ trốn. Chủ nợ không đòi được nên bắt tôi phải trả lãi thay. Giới thiệu vay mà con nợ bỏ trốn thì có phải trả lãi thay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có phải trả nợ không?
Việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin trong trường hợp này phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
Hiện nay, việc vay tiền qua app đang diễn ra rất phổ biến với nhiều lời quảng cáo “có cánh”; như thủ tục giải ngân nhanh, không cần hồ sơ gốc, không cần thẩm định, chỉ cần cung cấp số CMND/CCCD…
Kéo theo đó, nhiều kẻ xấu đã đánh cắp thông tin hoặc lợi dụng thông tin của người khác; để thực hiện việc vay tiền nhưng không trả.
Thực tế cho thấy, khi bị lấy cắp thông tin về số CMND/CCCD để vay vốn; nhiều người có thể bị các app vay tiền hoặc người cho vay gọi điện, đe dọa, khủng bố… bắt trả món nợ bản thân không vay.
Quy định về hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của bên vay
Để biết trong trường hợp người vay tiền chết con cái có phải trả nợ thay không? Chúng ta cần tìm hiểu vậy hợp đồng vay tài sản là gì? Khi vay bên vay có nghĩa vụ như thế nào ?
Tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015; quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên. Theo đó hình thức của hợp đồng có thể được lập dưới dạng văn bản; lời nói…
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng; tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi; theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả.
Giới thiệu vay mà con nợ bỏ trốn thì có phải trả lãi thay không?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ điều luật nêu trên, bạn chỉ là người giới thiệu cho vay tiền, cũng không tham gia giao dịch với tư cách người bảo lãnh. Do vậy, dù trên phương diện nào, bạn cũng không có nghĩa vụ phải trả nợ khoản vay đó. Việc bạn trả là do tự nguyện.
Trong trường hợp chủ nợ dùng vũ lực hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực để ép buộc bạn trả nợ thay hoặc viết giấy vay nợ thì hành vi này có dấu hiệu của tội Cướp tài sản hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản, được quy định tại Điều 168, 170 Bộ Luật Hình sự.
Đòi tiền người thân của người vay nợ có phạm luật không?
Căn cứ Điều 463 về Hợp đồng vay tài sản của Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, vay tài sản là quan hệ dân sự do thỏa thuận giữa các bên. Khi đến hạn trả nợ, chỉ có bên vay mới có nghĩa vụ trả nợ.
Người thân của người vay nợ chỉ phải trả nợ thay trong trường hợp đã cam kết trả thay khoản vay đó; nếu khi đến hạn trả nợ, người vay nợ không trả. Và trường hợp này được gọi là bảo lãnh theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Có thể bạn quan tâm:
- Giấy ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp
- Có được ủy quyền xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?
- Không trả nợ đúng hạn có thể bị xử lý tài sản thế chấp?
- Tại sao phải đi nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giới thiệu vay mà con nợ bỏ trốn thì có phải trả lãi thay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.