“Chào luật sư, Anh tôi năm nay 28 tuổi, đang đi làm công ty; vừa qua do dịch bệnh nên được nghỉ ở nhà. Tối qua, anh tôi có đi uống nước cùng bạn. Do có lời qua tiếng lại với một thanh niên khác. Thanh niên này có chửi và sỉ nhục anh tôi. Do không thể khống chế được cảm xúc; anh tôi đã cầm ghế đánh vào đầu thanh niên kia. Thanh niên kia được đưa đi viện ngay lúc đó; nhưng được nửa đường thì tử vong. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của anh tôi giết người do bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này Luật sư X xin phép tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi giết người của anh bạn; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Được quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự
Trạng thái tình thần bị kích động là gì?
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người không còn nhận thức; đầy đủ về hành vi phạm tội của mình như lúc bình thường; nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gì?
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là khi họ không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường. Người phạm tội không còn khả năng kiềm chế bản thân; và gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội xuất phát từ việc tinh thần bị kích động mạnh.
Cấu thành tội phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Chủ thể của tội phạm
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự; chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; là người từ đủ 16 tuổi trở lên; vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên; được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS
Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể ở tội phạm này; là họ phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi phạm tội; (khi thực hiện hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác). Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh của người phạm tội. Đến thời điểm nào đó; khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ; và người phạm tội lâm vào trạng thái tĩnh thần bị kích động mạnh. Trong trường họp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trại pháp luật của nạn nhân.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là đối với chính người phạm tội hoặc có thể là đối với người khác có quan hệ tình cảm thân thuộc với người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện khi tinh thần bị kích động mạnh
Trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh; khi thực hiện hành vi giết người. Người bị kích động về tinh thần; là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường; nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm; cho xã hội của hành vi của mình. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát; sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.
Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần; nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là bị kích động mạnh. Không có sẵn một chuẩn mực để đo trạng thái kích động mạnh hay chưa mạnh; về tinh thần của con người mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể; xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án; nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc; trình độ văn hoá, tính tình, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình; quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân. Từ đó xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh tới mức nào?
Người bị giết đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân
Đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội , nhưng cũng có một số trường hợp xâm phạm đến tài sản của người phạm tội như: đập phá tài sản, cướp giật, trộm cắp…Nạn nhân phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành “tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh”.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; vì không thể xác định được mục đích của người phạm tội; khi người đó trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; mà chỉ có thể xác định người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật; với tinh thần bị kích động mạnh; là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội; và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Khách thể của tội phạm
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; đã xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Quyền được sống là quyền cơ bản của con người từ khi sinh ra. Điều 19 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả chết người. Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng; và đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Để buộc chủ thể của tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự; về hậu quả chết người cũng cần chứng minh quan hệ nhân quả; giữa hậu quả này với hành động tước đoạt tính mạng mà họ đã thực hiện.
Lỗi của chủ thể được quy định có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi của người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hoặc phải biết hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội; và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
Giết người do bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; quy định về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội này có khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Giải quyết tình huống
Với trường hợp này; hành vi của anh bạn do bị kích động mạnh gây nên hậu quả là giết người. Vì vậy anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Khung hình phạt của anh bạn là bị phạt tù 6 tháng đến 03 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chồng giết vợ sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Tội giết người bị xử lý như thế nào?
- Hành vi đe dọa giết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giết người do bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều 126 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.